Đề xuất mới về giảm định mức tiết dạy với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác?
Đề xuất mới về giảm định mức tiết dạy với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác?
Ngày 21/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học (Dự thảo).
>> Xem toàn văn dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học:
Theo đó, đề xuất mới về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác tại Điều 10 Dự thảo như sau:
Đối với những vị trí việc làm không bố trí được người làm việc mà phải phân công giáo viên kiêm nhiệm thì nhà trường được sử dụng tiết dạy để làm công việc đó, cụ thể như sau:
(1) Giáo viên kiêm nhiệm công tác giáo vụ:
- Trường phổ thông có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1 được sử dụng 08 tiết/tuần; các trường phổ thông còn lại được sử dụng 04 tiết/tuần để làm công tác giáo vụ;
- Hiệu trưởng căn cứ vào phân công nhiệm vụ để quy định số tiết giảm định mức cho từng giáo viên kiêm nhiệm công tác giáo vụ sao cho tổng số tiết giảm của tất cả giáo viên kiêm nhiệm công tác giáo vụ không cao hơn số tiết được sử dụng làm công tác giáo vụ của trường.
(2) Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh:
- Trường phổ thông có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1 được sử dụng 08 tiết/tuần; các trường phổ thông còn lại được sử dụng 04 tiết/tuần để làm công tác tư vấn học sinh;
- Hiệu trưởng căn cứ vào phân công nhiệm vụ để quy định số tiết giảm định mức cho từng giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh sao cho tổng số tiết giảm của tất cả giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh không cao hơn số tiết được sử dụng làm công tác tư vấn học sinh của trường.
(3) Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn thư hoặc công tác quản trị công sở (phụ trách cả phòng tin học) hoặc công tác thư viện (phụ trách cả phòng thư viện) được giảm 03 tiết/tuần/công việc.
Đề xuất mới về giảm định mức tiết dạy với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác? (Hình từ Internet)
Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác hiện hành?
Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác hiện hành bao gồm như sau:
(1) Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
Căn cứ Điều 8 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
- Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
- Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần.
(2) Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
Căn cứ Điều 9 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT:
- Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng 1 được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT cụ thể:
+ Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học);
+ Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách được giảm 01 giờ dạy trong một tuần (quy ra 35 giờ dạy trong một năm học);
- Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định 13/2013/QĐ-TTg
- Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần.
Định mức tiết dạy của giáo viên hiện nay thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
- Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng 1 dạy 2 tiết một tuần, trường hạng 2 dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng 3 dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.





- Giáo viên có được phạt tiền học sinh không?
- Mẫu giấy 5 ô ly file word chuẩn mới nhất 2025 tải miễn phí? Quyền của học sinh tiểu học?
- Top 6 viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về một cảnh đẹp ở quê hương em? Tuổi của học sinh lớp 3 là bao nhiêu?
- Trước chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam có những giai cấp nào? Hình thức đánh giá định kì học sinh lớp 12 thế nào?
- Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 tô nhầm đáp án thì phải làm gì?
- Nội dung tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm cho học sinh sinh viên?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025 môn trắc nghiệm thí sinh có được nộp bài trước khi hết giờ làm bài hay không?
- Trẻ ở trường mầm non công lập vùng khó khăn phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo mới được hỗ trợ ăn trưa?
- Https hsa edu vn thi HSA 2025?
- Giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp một phải am hiểu văn hóa địa phương?