Đề xuất miễn giảm học phí đối với sinh viên học ngành bán dẫn 2025?

Sinh viên học ngành bán dẫn có đề xuất miễn, giảm học phí? Định hướng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn các năm tới ra sao?

Đề xuất miễn giảm học phí đối với sinh viên học ngành bán dẫn 2025?

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn.

Cụ thể, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch 1758/KH-BGDĐT năm 2024 triển khai Quyết định 1018/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt "Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050"Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".

Theo đó, trong năm 2025, Bộ GDĐT sẽ rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách miễn, giảm học phí và chính sách học bổng đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước. Cụ thể, căn cứ theo tiết c tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 có quy định như sau:

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù
...a) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy hợp tác các bên Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp, với một số định hướng chính sách gồm:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, ưu đãi về đầu tư, tài chính, kế toán, thuế để bảo đảm thuận lợi trong việc đầu tư, hỗ trợ, tài trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa công nghệ, ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại các viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo;
- Xây dựng mô hình hợp tác hiệu quả giữa 3 Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp, trong đó quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
- Xây dựng cơ chế, mô hình hợp tác công - tư để kết hợp nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Trong đó làm rõ cơ chế vận hành các phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia là tài sản công; có cơ chế thuận lợi để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phối hợp quản lý, phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo của khu vực tư nhân trong vận hành chia sẻ hạ tầng, tài chính trong khai thác, sử dụng tài sản công;
b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nhân tài trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia quốc tế trong ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tham gia làm việc tại Việt Nam:
- Cơ chế lương, thưởng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
- Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân;
- Hỗ trợ về thị thực lao động dài hạn; đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các chuyên gia quốc tế;
- Hỗ trợ về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và nơi lưu trú cho thân nhân của nhân lực trình độ cao, giảng viên, chuyên gia cao cấp làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
c) Nghiên cứu, xây dựng, triển khai chương trình đào tạo tài năng phục vụ công nghiệp bán dẫn; cơ chế đặt hàng theo đầu ra của các cơ quan, doanh nghiệp cho các cơ sở giáo dục đại học.
d) Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế đặc thù về hỗ trợ tài chính cho người học, bao gồm học bổng, miễn, giảm học phí đối với các chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện Chương trình.
...

Như vậy, từ năm 2025, sinh viên học ngành bán dẫn có thể được miễn giảm học phí

Đề xuất miễn, giảm học phí đối với sinh viên học ngành bán dẫn 2025?

Đề xuất miễn giảm học phí đối với sinh viên học ngành bán dẫn 2025? (Hình ảnh từ Internet)

Định hướng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn năm 2030 đến năm 2050 ra sao?

Căn cứ theo Mục 2 Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 có quy định mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Đến năm 2030:

- Đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó:

+ Đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh;

+ Đào tạo ít nhất 15.000 nhân lực trong công đoạn thiết kế, ít nhất 35.000 nhân lực trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn;

+ Đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

- Đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

- Căn cứ khả năng cân đối, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại khoảng 18 cơ sở giáo dục đại học công lập ở 03 miền Bắc, Trung và Nam.

(2) Đến năm 2050:

- Đáp ứng đủ nhu cầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị;

- Các cơ sở đào tạo, đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện kế hoạch chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn năm 2030 đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 5 Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 có quy định trash nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

(1) Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục đại học xây dựng đề án đề xuất đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển công nghiệp bán dẫn; lựa chọn các chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học và ban hành kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của Chương trình.

(2) Chủ trì xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn. Tổ chức triển khai chương trình tài năng phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn tại các cơ sở giáo dục đại học.

(3) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất và tổ chức triển khai mô hình liên kết giữa nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp trong đào nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

(4) Đầu mối tổng hợp, điều phối kế hoạch đào tạo 5 năm, hằng năm của các cơ sở giáo dục đại học đối với chương trình đào tạo cấp văn bằng; kịp thời đề xuất việc điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn của Chương trình này.

(4) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại Phụ lục 01 Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024.

Giảm học phí
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất miễn giảm học phí đối với sinh viên học ngành bán dẫn 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh, sinh viên có được giảm giá vé xe khách trong dịp Tết Nguyên Đán 2025 về quê?
Hỏi đáp Pháp luật
Con có được miễn học phí khi có cha phạm tội mà chưa được xóa án tích?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên học chuyên ngành nào được miễn học phí 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên học ngành đờn ca tài tử Nam Bộ có thuộc đối tượng được giảm học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được giảm học phí năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên học chuyên ngành cải lương được giảm học phí bao nhiêu phần trăm?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên thuộc các trường hợp nào sẽ được giảm học phí?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào sinh viên được giảm học phí một nửa?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 24
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;