12:00 | 31/08/2024

Đề xuất bãi bỏ quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?

Có phải sẽ bỏ chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học đúng không?

Đề xuất bãi bỏ quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học như sau:

Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
1. Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất bãi bỏ Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.

Bởi lẽ, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Theo quy định này, giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học không còn cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nữa.

Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất bãi bỏ quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.

Lưu ý: Dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang được lấy ý kiến từ ngày 30/8/2024.

Xem thêm nội dung chi tiết Dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại đây.

Đề xuất bãi bỏ quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)

Việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 73 Luật Giáo dục 2019 thì việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được quy định như sau:

- Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở giáo dục nào được thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo?

Căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục được thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo như sau:

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Như vậy, các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo bao gồm:

- Trường sư phạm;

- Cơ sở giáo dục có khoa sư phạm;

- Cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

Bồi dưỡng nghiệp vụ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bãi bỏ quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cử nhân các ngành nào được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiến thức bắt buộc tối thiểu khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu của việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học là gì?
Tác giả:
Lượt xem: 189
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;