Đề thi Tin học lớp 3 Học kì 1 năm 2024 mới nhất (có đáp án)? Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ở môn tin học là gì?
Đề thi Tin học lớp 3 Học kì 1 năm 2024 mới nhất (có đáp án)?
Dưới đây là đề thi Tin học lớp 3 học kì năm 2024 mới nhất mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Tin học lớp 3 Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1. Theo dự báo thời tiết, hôm nay trời sẽ mưa nên Minh mang theo áo mưa khi đi học. Trong ví dụ trên, đâu là thông tin?
A. Hôm nay trời sẽ mưa
B. Dự báo thời tiết
C. Minh mang theo áo mưa
D. Minh đi học
Câu 2. Các phím F, J thuộc hàng phím nào?
A. Hàng phím trên.
B. Hàng phím cơ sở.
C. Hàng phím dưới.
D. Hàng phím chứa dấu cách.
Câu 3. Đây là bộ phận nào của máy tính ?
A. Loa
B. Thân máy tính
C. Bàn phím máy tính
D. Màn hình máy tính
Câu 4: “Dùng ngón trỏ nhấn nút trái chuột nhanh hai lần liên tiếp” là thao tác nào với chuột?
A. Kéo thả chuột
B. Nháy chuột
C. Nháy đúp chuột
D. Nháy nút phải chuột
Câu 5: Em có thể xem những tin tức hay chương trình giải trí nào dưới đây trên Internet?
A. Phim hoạt hình dành cho thiếu nhi.
B. Lịch thi đấu bóng đá.
C. Video giới thiệu các danh lam thắng cảnh, điểm du lịch nổi tiếng.
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Sắp xếp đồ vật hợp lí sẽ giúp chúng ta:
A. Quản lí đồ vật dễ dàng hơn.
B. Quản lí đồ vật để người khác khó tìm thấy.
C. Tìm kiếm đồ vật nhanh hơn.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 7: Khi nồi cơm điện hoạt động, ban đầu nó sẽ đun sôi nước để làm chín gạo thành cơm. Đến khi nước cạn, nhận thấy nhiệt độ tăng cao, bộ phận điều khiển của nồi sẽ chuyển về chế độ giữ ấm. Trong tình huống trên, thông tin nồi cơm điện tiếp nhận là gì?
A. Nhiệt độ của nồi cơm
B. Người nấu cơm
C. Thời tiết bên ngoài
D. Nhiệt độ của nồi
Câu 8: Câu nào sau đây sai?
A. Có thể có hai tệp cùng tên nằm ở hai thư mục khác nhau.
B. Thư mục có thể chứa nhiều thư mục con cùng tên.
C. Một thư mục có thể chứa nhiều tệp và thư mục con.
D. Một ổ đĩa có thể chứa nhiều thư mục.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
a) Khu vực chính của bàn phím: hàng phím số, ………………, ………………, ……………… và hàng phím chứa dấu cách.
b) Khi gõ xong, luôn đưa tay về ……………… trên hàng phím ………………
Câu 2: (2,5 điểm) Em hãy sắp xếp các loại rau quả dưới đây vào ba hộp cho phù hợp:
Câu 3. (1,5 điểm) Em hãy điền vào chỗ (…) tên thao tác với chuột:
a) Để khởi động một phần mềm em thực hiện thao tác: …………………….
b) Để chọn một biểu tượng em thực hiện thao tác: …………………….
c) Để di chuyển một biểu tượng đến vị trí khác em thực hiện thao tác:……………
III. ĐÁP ÁN
I. Câu hỏi trắc nghiệm (4 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | B | C | D | C | A | B |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a) Khu vực chính của bàn phím: hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím cơ sở và hàng phím chứa dấu cách.
b) Khi gõ xong, luôn đưa tay về vị trí xuất phát trên hàng phím cơ sở.
Câu 2: (2,5 điểm) (Mỗi rau, củ, quả được sắp xếp đúng được 0,25 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm)
a) Nháy đúp chuột
b) Nháy chuột
c) Kéo thả chuột
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Đề thi Tin học lớp 3 Học kì 1 năm 2024 mới nhất (có đáp án)? (Hình ảnh từ Internet)
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ở môn tin học là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ mục tiêu cấp tiểu học của chương trình giáo dục phổ thông môn tin học như sau:
- Chương trình học môn Tin học ở cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với công nghệ kĩ thuật số, bắt đầu hình thành năng lực tin học và chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học môn Tin học ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là:
- Bước đầu hình thành cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Hình thành nhu cầu thu thập, sử dụng thông tin, ý tưởng điều khiển máy tính thông qua việc tạo chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình trực quan.
- Giúp học sinh sử dụng phần mềm tạo ra được những sản phẩm số đơn giản như một văn bản ngắn, thiệp chúc mừng, đoạn hoạt hình vui,...
- Giúp học sinh bước đầu quen với công nghệ kĩ thuật số thông qua việc sử dụng máy tính để vui chơi, học tập, xem và tìm kiếm thông tin trên Internet; rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản trong sử dụng máy tính; biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng máy tính, bước đầu có ý thức phòng tránh những tác hại khi sử dụng Internet và ý thức tôn trọng bản quyền.
Quan điểm xây dựng Chương trình môn Tin học là gì?
Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn tin học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT cụ thể hoá các quan điểm của Chương trình tổng thể, Chương trình môn Tin học chú trọng 04 quan điểm xây dựng bao gồm:
(1) Tính kế thừa và phát triển
- Kế thừa chương trình môn Tin học hiện hành
Chương trình môn Tin học kế thừa và phát triển những ưu điểm cơ bản của chương trình hiện hành là tính hệ thống và tính khoa học, đồng thời tránh thiên về lí thuyết trong một số nội dung và sự trùng lặp giữa các cấp học, gây quá tải.
- Khai thác chương trình môn Tin học phổ thông của các nước tiên tiến
Trong bối cảnh nhiều nước coi trọng phát triển chương trình giáo dục tin học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình môn Tin học khai thác, chọn lọc vận dụng chương trình môn Tin học của các nước tiên tiến nhằm hội nhập, hướng tới trình độ quốc tế.
(2) Tính khoa học, hiện đại và sư phạm
Chương trình môn Tin học chọn lọc các nội dung cơ bản, phổ thông và hiện đại của ba mạch kiến thức DL, ICT,CS, đồng thời quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, pháp luật, văn hoá và ảnh hưởng của tin học đến xã hội, bảo đảm nguyên lí “vừa dạy chữ vừa dạy người” và coi trọng tính nhân văn trong thời đại có sự kết nối cao của thế giới thực và thế giới số.
Chương trình được thiết kế với các nguyên tắc sư phạm: bảo đảm tính vừa sức, phát triển mạch kiến thức vừa theo đường thẳng vừa đồng tâm, xây dựng hệ thống khái niệm cốt lõi.
Chương trình chọn lọc nội dung và yêu cầu phù hợp lứa tuổi, xen kẽ những nội dung lí thuyết với thực hành, trừu tượng với trực quan.
Các chủ đề lớn xuyên suốt các cấp học với yêu cầu cần đạt nâng cao dần. Các khái niệm cốt lõi được bắt đầu hình thành ở cấp tiểu học và được phát triển hoàn chỉnh dần ở các cấp học cao hơn.
(3) Tính thiết thực
- Phục vụ định hướng nghề nghiệp
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có nhiều ngành nghề và việc làm mới xuất hiện đòi hỏi kiến thức, kĩ năng tin học chuyên sâu, Chương trình môn Tin học thể hiện khả năng kết nối và lan toả sâu rộng của tin học đến tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống, xác lập cho các đối tượng học sinh khác nhau một phổ rộng các ngành nghề chuyên sâu và các ngành nghề ứng dụng tin học.
- Thực hiện giáo dục STEM
Định hướng giáo dục STEM đang được triển khai như một hướng đi quan trọng trong giáo dục và đào tạo tại nhiều nước trên thế giới.
Với tư cách là công nghệ nền tảng, hội tụ đủ tất cả bốn yếu tố giáo dục STEM (Khoa học (S), Công nghệ (T), Kĩ thuật (E) và Toán học (M)), môn Tin học có vai trò trung tâm kết nối các môn học khác, đẩy mạnh giáo dục STEM, phát huy sáng tạo của học sinh nhằm tạo ra sản phẩm số có hàm lượng ICT cao.
Chương trình môn Tin học khai thác ưu thế về tích hợp liên môn bằng cách yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm học tập để thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục hàn lâm và thực tiễn.
(4) Tính mở
- Nội dung chương trình mở
Chương trình môn Tin học có các chủ đề bắt buộc, đồng thời có các chủ đề lựa chọn. Các chủ đề nội dung không phụ thuộc vào thiết bị phần cứng và phần mềm cụ thể, không phân biệt phần mềm và học liệu mở hay đóng, tạo thuận lợi cho việc vận dụng phù hợp với khả năng các địa phương và các đối tượng học sinh khác nhau.
Do đặc thù riêng, Chương trình môn Tin học cần được cập nhật và điều chỉnh theo định kì ngắn hạn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm bảo đảm tính hiện đại và thời sự, đáp ứng sự phát triển rất nhanh của công nghệ kĩ thuật số, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hình thức giáo dục đa dạng
Chương trình môn Tin học chọn lọc các chủ đề thiết thực và hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và ứng dụng tin học không chỉ trong phạm vi môn Tin học mà cả trong các môn học khác, không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà ở cả các môi trường ngoài khuôn viên trường học (ở nhà, qua mạng máy tính, trong câu lạc bộ và trong thực tế).