Để đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1 ở xã cần điều kiện gì? Về nhân sự và cơ sở vật chất ra sao?

Phổ cập giáo dục THCS tại địa phương rất quan trọng vậy để đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1 ở xã cần điều kiện gì? Cơ sở vật chất và nhân sự sẽ như thế nào?

Để đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1 ở xã cần điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 như sau:

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1
1. Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
2. Đối với xã:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;
b) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
3. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.
4. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì để đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1 ở xã trước hết sẽ cần những tiêu chuẩn sau:

(1) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;

(2) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

Để đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1 ở xã cần điều kiện gì? Về nhân sự và cơ sở vật chất ra sao?

Để đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1 ở xã cần điều kiện gì? Về nhân sự và cơ sở vật chất ra sao? (Hình từ Internet)

Phổ cập THCS cần đảm bảo những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT, (điểm b bị ngưng hiệu lực bởi điểm c khoản 10 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT) như sau:

(1) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

+ Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV (được thay thế bởi Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT)

+ 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT (được thay thế bởi Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT)

+ Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

(2) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

+ Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;

+ Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

- Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,5 phòng/lớp; phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm;

- Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT (bị thay thế bởi Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT)

- Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì việc phổ cập THCS cần đảm bảo những điều kiện về nhân sự cũng như trang thiết bị và cơ sở vật chất theo quy định để đảm bảo môi trường học tập cho người học.

Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục sẽ do cơ quan nào thành lập?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT, quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gồm trưởng ban là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách văn hóa, xã hội; phó trưởng ban thường trực là giám đốc sở giáo dục và đào tạo; các ủy viên là đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh và các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo.
2. Chỉ đạo mỗi huyện, mỗi xã có một Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ do lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã làm trưởng ban; có người phụ trách công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; có người phụ trách vận hành hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh; báo cáo kết quả, số liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thống nhất trong cả nước để cập nhật, lưu giữ, quản lý, khai thác thông tin về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
5. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ huyện cập nhật dữ liệu vào hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đúng biểu mẫu, thời gian, đầy đủ, chính xác.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì việc thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục sẽ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Phổ cập THCS
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Để đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1 ở xã cần điều kiện gì? Về nhân sự và cơ sở vật chất ra sao?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 215
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;