Đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận?
Đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận?
Dưới đây là đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025) và Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thí sinh tham khảo:
Đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận Câu 1: Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước được tổ chức vào thời gian nào? A. Ngày 24/4/1976. B. Ngày 25/4/1976. C. Ngày 26/4/1976. D. Ngày 27/4/1976. Đáp án: B. Ngày 25/4/1976. Câu 2: Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ mấy đã đánh giá: "Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đạt nhiều thành tích trên mặt trận sản xuất; trong đó, đã trang trải được nhu cầu lương thực cho gần một triệu dân trong tỉnh và từ năm 1980 đã làm nghĩa vụ lương thực với Trung ương"? A. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần I. B. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần II. C. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần III. D. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần IV. Đáp án: C. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần III. Câu 3: Để giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Khu 6 và tỉnh đã quyết định thành lập Ban Chỉ huy giải phóng tỉnh gồm những đồng chí nào? A. Các đồng chí Lê Văn Hiền, Hồ Phú Diên, Nguyễn Quý Đôn, Phạm Hoài Chương, Đỗ Phú Đáp. B. Các đồng chí Đỗ Phú Đáp, Phạm Hoài Chương, Nguyễn Quý Đôn, Lê Văn Nhựt, Võ Ngọc Đài. C. Các đồng chí Hồ Phú Diên, Phạm Hoài Chương, Nguyễn Quý Đôn, Lê Văn Nhựt, Võ Ngọc Đài. D. Các đồng chí Lê Văn Hiền, Phạm Hoài Chương, Nguyễn Quý Đôn, Lê Văn Nhựt, Võ Ngọc Đài. Đáp án: C. Các đồng chí Hồ Phú Diên, Phạm Hoài Chương, Nguyễn Quý Đôn, Lê Văn Nhựt, Võ Ngọc Đài. Câu 4: Sau khi giải phóng tháng 4/1975, hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây để xây dựng chính quyền cách mạng? A. Thành lập Ủy ban quân quản cấp tỉnh, thị xã, thị trấn. B. Xóa bỏ chính quyền địch, tiếp quản cơ quan, công sở. C. Truy quét tàn quân, triệt phá các băng nhóm phản động. D. Cả 3 câu A, B, C. Đáp án: D. Cả 3 câu A, B, C. Câu 5: Hội nghị Hiệp thương Chính trị giữa đại biểu hai miền Nam - Bắc nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước diễn ra vào thời gian nào sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975)? A. Từ ngày 15 đến 21/11/1975. B. Từ ngày 15 đến 22/11/1975. C. Từ ngày 15 đến 23/11/1975. D. Từ ngày 15 đến 24/11/1975. Đáp án: C. Từ ngày 15 đến 23/11/1975. Câu 6: Chiến dịch Hồ Chí Minh còn được gọi bằng tên nào sau đây? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Trị - Thiên. D. Chiến dịch Sài Gòn - Gia Định. Đáp án: D. Chiến dịch Sài Gòn - Gia Định. Câu 7: Ngày 08/4/1975, trên đường tiến vào giải phóng thị xã Phan Thiết, quân giải phóng đã tiêu diệt căn cứ quân sự nào của địch bảo vệ phía Bắc thị xã? A. Chi khu Thiện Giáo. B. Chi khu Hải Long - Mũi Né. C. Chi khu Phú Long. D. Đồn Trinh Tường. Đáp án: C. Chi khu Phú Long. Câu 8: Ngày 06/01/1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định về nhân sự Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Thuận Hải với bao nhiêu đồng chí? Đồng chí nào là Bí thư Tỉnh ủy? A. 30 đồng chí, do đồng chí Ngô Triều Sơn làm Bí thư. B. 31 đồng chí, do đồng chí Lê Văn Hiền làm Bí thư. C. 29 đồng chí, do đồng chí Lê Thứ làm Bí thư. D. 31 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Trung Hậu làm Bí thư. Đáp án: B. 31 đồng chí, do đồng chí Lê Văn Hiền làm Bí thư. Câu 9: Trưa ngày 30/4/1975, sự kiện quan trọng nào đã diễn ra tại Sài Gòn? A. Lá cờ cách mạng được cắm lên nóc Dinh Độc Lập. B. Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. C. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. D. Cả 3 câu A, B, C. Đáp án: D. Cả 3 câu A, B, C. Câu 10: Chiến dịch nào mở màn cho Đại thắng mùa Xuân 1975? A. Chiến dịch đường 14 – Phước Long. B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đáp án: B. Chiến dịch Tây Nguyên. |
Lưu ý: Nội dung đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận? (Hình từ Internet)
Nội dung giáo dục pháp luật gồm những gì?
Căn cứ Điều 10 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định về nội dung giáo dục pháp luật như sau:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Hình thức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân?
Theo Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định hình thức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân như sau:
- Họp báo, thông cáo báo chí.
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.