Đáp án đề minh họa môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất? 3 chuyên đề chủ yếu trong môn Vật lí mà học sinh lớp 12 được học là gì?
Đáp án đề minh họa môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất?
*Dưới đây là đáp án đề minh họa môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết nhất:
Tải về Đáp án đề minh họa môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025
Đáp án đề minh họa môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất? 3 chuyên đề chủ yếu trong môn Vật lí mà học sinh lớp 12 được học là gì? (Hình từ Internet)
3 chuyên đề chủ yếu trong môn Vật lí mà học sinh lớp 12 được học là gì?
Căn cứ mục mục 5 theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 3 chuyên đề mà học sinh lớp 12 được học trong chương trình môn Vật lí như sau:
Chuyên đề 12.1. Dòng điện xoay chiều
Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều
- Thảo luận để thiết kế phương án, chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả được phương pháp đo): tần số, điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành.
- Nêu được: công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần bằng một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin (chạy qua điện trở thuần này).
- Mô tả được bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị: cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều; so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại.
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng dụng cụ thực hành.
Máy biến áp
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.
- Nêu được ưu điểm của dòng điện và điện áp xoay chiều trong truyền tải năng lượng điện về phương diện khoa học và kinh tế.
- Thảo luận để đánh giá được vai trò của máy biến áp trong việc giảm hao phí năng lượng điện khi truyền dòng điện đi xa.
Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
- Thực hiện thí nghiệm, vẽ được đồ thị biểu diễn quan hệ giữa dòng điện chạy qua diode bán dẫn và điện áp giữa hai cực của nó.
- Vẽ được mạch chỉnh lưu nửa chu kì sử dụng diode.
- Vẽ được mạch chỉnh lưu cả chu kì sử dụng cầu chỉnh lưu.
- So sánh được đồ thị chỉnh lưu nửa chu kì và chỉnh lưu cả chu kì.
Chuyên đề 12.2. Một số ứng dụng vật lí trong chẩn đoán y học
Bản chất và cách tạo ra tia X
- Nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X.
- Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học.
Chẩn đoán bằng tia X
- Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X.
- Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản.
Chẩn đoán bằng siêu âm
- Nêu được sơ lược cách tạo siêu âm.
- Nêu được sơ lược cách tạo ra hình ảnh siêu âm các cấu trúc bên trong cơ thể.
- Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để đánh giá được vai trò của siêu âm trong đời sống và trong khoa học.
Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ
- Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp.
- Thực hiện dự án hay đề tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.
- Nêu được sơ lược nguyên lí chụp cộng hưởng từ.
Chuyên đề 12.3. Vật lí lượng tử
Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon
- Nêu được tính lượng tử của bức xạ điện từ, năng lượng photon.
- Vận dụng được công thức tính năng lượng photon, E = hf.
- Nêu được hiệu ứng quang điện là bằng chứng cho tính chất hạt của bức xạ điện từ, giao thoa và nhiễu xạ là bằng chứng cho tính chất sóng của bức xạ điện từ.
- Mô tả được khái niệm giới hạn quang điện, công thoát.
- Giải thích được hiệu ứng quang điện dựa trên năng lượng photon và công thoát.
- Giải thích được: động năng ban đầu cực đại của quang điện tử không phụ thuộc cường độ chùm sáng, cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ với cường độ chùm sáng chiếu vào.
- Vận dụng được phương trình Einstein để giải thích các định luật quang điện.
- Ước lượng được năng lượng của các bức xạ điện từ cơ bản trong thang sóng điện từ.
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được dòng quang điện bằng dụng cụ thực hành.
Lưỡng tính sóng hạt
- Mô tả (hoặc giải thích) được tính chất sóng của electron bằng hiện tượng nhiễu xạ electron.
- Vận dụng được công thức bước sóng de Broglie: λ = h/p với p là động lượng của hạt.
Quang phổ vạch của nguyên tử
- Mô tả được sự tồn tại của các mức năng lượng dừng của nguyên tử.
- Giải thích được sự tạo thành vạch quang phổ.
- So sánh được quang phổ phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ.
- Vận dụng được biểu thức chuyển mức năng lượng hf = E1 - E2.
Vùng năng lượng
- Nêu được các vùng năng lượng trong chất rắn theo mô hình vùng năng lượng đơn giản.
- Sử dụng được lí thuyết vùng năng lượng đơn giản để giải thích được: Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện trở kim loại và bán dẫn không pha tạp; Sự phụ thuộc của điện trở của các điện trở quang (LDR) vào cường độ sáng.
Năm 2025 học sinh lớp 12 được bảo lưu kết quả thi THPT trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 41 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 quy định học sinh lớp 12 được bảo lưu kết quả thi THPT trong các trường hợp sau:
- Thí sinh đã dự thi đủ các môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Môn thi được bảo lưu phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.
- Thí sinh có điểm bảo lưu theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT , để được xét công nhận tốt nghiệp của kỳ thi năm liền kề tiếp theo phải đăng ký dự thi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT (trong đó phải có môn thi được bảo lưu) và chỉ dự thi những môn thi mà không có điểm bảo lưu. Trong trường hợp thí sinh dự thi môn thi được bảo lưu thì phải sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp.
*Lưu ý: Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có hiệu lực thi hành từ 08/02/2025.