Danh sách gần 4000 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia 2024 2025?
Danh sách gần 4000 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia 2024 2025?
Ngày 18.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Năm nay, đã có 3.803 thí sinh đạt giải trong tổng số 6.482 thí sinh tham dự, chiếm tỷ lệ 58,68%.
Bộ GD-ĐT cho hay, công tác chấm thi đã được tổ chức theo đúng quy chế, bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, chính xác, khách quan, công bằng.
Kết quả chấm thi và xếp giải cho thấy, số học sinh đạt giải năm nay phủ đều ở hầu khắp các địa phương. Một số địa phương miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn cũng có học sinh đạt thứ hạng cao nhất trong kỳ thi.
Xem Danh sách gần 4000 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia 2024 2025... Tại đây
Danh sách gần 4000 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia 2024 2025 (Hình từ Internet)
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông sẽ nối tiếp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông như sau:
- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
5 phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh như sau:
*10 các năng lực cốt lõi của học sinh các cấp bao gồm:
- Năng lực chung của học sinh:
+ Năng lực tự chủ và tự học
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù của học sinh
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực khoa học
+ Năng lực công nghệ
+ Năng lực tin học
+ Năng lực thẩm mĩ
+ Năng lực thể chất
*5 phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp bao gồm:
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ
- Trung thực
- Trách nhiệm
Có bao nhiêu giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
Căn cứ Điều 32 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định về xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như sau:
Xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
1. Chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi.
2. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi, xếp thứ tự số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp, để xếp giải.
3. Tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi:
Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
4. Tổ chấm thi xây dựng phương án xếp giải và trình Chủ tịch Hội đồng chấm thi để xem xét xử lý theo quy định.
Như vậy, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia sẽ có 04 giải cá nhân bao gồm Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích theo từng môn thi.
Đồng thời, quy định tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi từ Khuyến khích trở lên không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?