Danh mục sách giáo khoa tiếng anh lớp 6 năm học 2024-2025?
Danh mục sách giáo khoa tiếng anh lớp 6 năm học 2024-2025?
Theo Danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 718/QĐ-BGDĐT năm 2021 thì danh mục sách giáo khoa tiếng anh lớp 6 năm học 2024-2025 gồm các sách sau:
STT | Tên sách | Tên tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Tiếng Anh 6 English Discovery | Trần Thị Lan Anh (Chủ biên), Hoàng Thị Minh Lý | Đại học Sư phạm |
2 | Tiếng Anh 6 Tập Một | Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Phan Chí Nghĩa, Vũ Mai Trang, Lương Quỳnh Trang | Giáo dục Việt Nam |
Tiếng Anh 6 Tập Hai | Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Phan Chí Nghĩa, Vũ Mai Trang, Lương Quỳnh Trang, Nguyễn Quốc Tuấn | Giáo dục Việt Nam | |
3 | Tiếng Anh 6 Friends Plus | Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Vũ Vạn Xuân | Giáo dục Việt Nam |
4 | Tiếng Anh 6 Bloggers-Smart | Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Quản Lê Duy, Lê Tấn Cường, Lâm Như Bảo Trân | Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh |
5 | Tiếng Anh 6 MacMillan Motivate! | Hoàng Tăng Đức (Tổng chủ biên), Cấn Thị Chang Duyên (Chủ biên), Khoa Anh Việt, Trần Kiều Hạnh | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
6 | Tiếng Anh 6 Explore English | Nguyễn Thanh Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Lan, Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Đào Xuân Phương Trang, Lê Nguyễn Như Anh | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
7 | Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World | Võ Đại Phúc (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Dương Hoài Thương | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
8 | Tiếng Anh 6 Right-on! | Võ Đại Phúc (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên | Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
Như vậy, danh mục sách giáo khoa tiếng anh lớp 6 năm học 2024-2025 có 8 sách.
Danh mục sách giáo khoa tiếng anh lớp 6 năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt việc lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Căn cứ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Điều 3 của Thông tư này, quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.
2. Căn cứ các quy định tại Chương II, Chương III của Thông tư này, chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục hướng dẫn các cơ sở giáo dục lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa.
3. Quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục tại địa phương.
4. Bảo đảm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
5. Công khai, minh bạch các thông tin lựa chọn sách giáo khoa và giải trình trước dư luận về quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục trên địa bàn.
6. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt việc lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông là gì?
* Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa:
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT thì nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.
- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục.
- Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
* Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa:
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT thì tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT thì quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục như sau:
Bước 1: Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.
Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.
Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
Bước 3: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Bước 4: Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định.
Bước 5: Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;
- Biên bản họp Hội đồng theo quy định;
- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?