Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực giáo dục mới nhất?

Trong lĩnh vực giáo dục thì danh mục bí mật nhà nước gồm những gì?

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực giáo dục mới nhất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2023 về Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục bao gồm:

(1) Bí mật nhà nước độ Tối mật lĩnh vực giáo dục:

- Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.

- Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.

(2) Bí mật nhà nước độ Mật lĩnh vực giáo dục:

- Văn bản có nội dung phản ánh, nhận xét, đánh giá về thực trạng tư tưởng, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có tác động tiêu cực đến chính trị, an ninh, đối ngoại, trật tự xã hội.

- Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi; thông tin về nhân sự của Hội đồng/Ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, khu vực chưa công khai.

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực giáo dục mới nhất?

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực giáo dục mới nhất? (Hình từ Internet)

Bảo vệ bí mật nhà nước lĩnh vực giáo dục theo nguyên tắc như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định bảo vệ bí mật nhà nước lĩnh vực giáo dục sẽ thực hiện theo 5 nguyên tắc sau:

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

Làm lộ bí mật nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có thể bị xử lý thế nào?

Hành vi làm lộ bí mật nhà nước có thể bị xử vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể:

Về trách nhiệm hình sự:

Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:

- Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước tại Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 125 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Khung hình phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 15 năm tù.

- Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước tại Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 (thay thế bởi điểm s khoản 2 Điều 2 và bổ sung bởi điểm o khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Khung hình phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 7 năm tù

Về trách nhiệm hành chính:

Người thực hiện hành vi bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
c) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b và c khoản 4 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Như vậy, người có hành vi làm lộ bí mật nhà nước trong lĩnh vực giáo dục mà chưa đủ cấu thành truy cứu trách nhiệm hình sự, thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Đối với tổ chức mức phạt này là gấp hai lần. Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi còn bị buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đã làm

Bí mật nhà nước
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực giáo dục mới nhất?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 164

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;