Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS có bị ảnh hưởng đến lương không?
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS có bị ảnh hưởng đến lương không?
Căn cứ tại Điều 2 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, có quy định về mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
3. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
4. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, quy định nói rõ về các mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Như vậy, chiếu theo quy định trên có thể suy ra rằng việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS sẽ gồm (5) mục đích:
(1) Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện.
(2) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
(3) Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
(4) Lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
(5) Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
Bên cạnh đó căn cứ vào Chương 2 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT thì các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo;
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ;
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục;
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS sẽ không liên quan gì đến mức lương vì vậy mức lương của giáo viên THCS sẽ không bị thay đổi.
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS có bị ảnh hưởng đến lương không? (Hình từ Internet)
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ quản lý việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT thì Sở giáo dục và đào tạo sẽ quản lý việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định này theo thẩm quyền; cập nhật, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Mẫu ví dụ minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2024 chi tiết nhất?
Minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí. (được quy định rõ tại khoản 7 Điều 3 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT).
*Đối với giáo viên THCS
Căn cứ tại Phụ lục 1 Ví dụ về minh chứng sử dụng trong đánh giá theo chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, được ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 như sau:
>>>TẢI VỀ FULL các gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS (Tiểu học, THPT) năm 2024.
*Lưu ý: Các ví dụ về minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên nêu trên chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương đảm bảo theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?
- Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?
- Mẫu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8? Yêu cầu cần đạt đối với khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- Mẫu viết bài văn trình bày ý kiến về tình trạng nói tục ở học sinh hiện nay môn Ngữ văn lớp 6?
- Tóm tắt Châu Á từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử lớp 8? Yêu cầu cần đạt của Chương 5 môn Lịch sử lớp 8?
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt ngắn nhất? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 gồm những nội dung gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?