Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là gì?

Thế nào là đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học? Mục đích của việc sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại là gì?

Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT thì đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động của cơ sở giáo dục, bao gồm: đảm bảo chất lượng về chiến lược, đảm bảo chất lượng về hệ thống, đảm bảo chất lượng về thực hiện chức năng và kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục.

Căn cứ tại Chương II Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT thì Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học như sau:

(1). ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ CHIẾN LƯỢC

Tiêu chuẩn 1: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa

Tiêu chuẩn 2: Quản trị

Tiêu chuẩn 3: Lãnh đạo và quản lý

Tiêu chuẩn 4: Quản trị chiến lược

Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng

Tiêu chuẩn 6: Quản lý nguồn nhân lực

Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất

Tiêu chuẩn 8: Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại

(2). ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ HỆ THỐNG

Tiêu chuẩn 9: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

Tiêu chuẩn 10: Tự đánh giá và đánh giá ngoài

Tiêu chuẩn 11: Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong

Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng

(3). ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

Tiêu chuẩn 13: Tuyển sinh và nhập học

Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học

Tiêu chuẩn 15: Giảng dạy và học tập

Tiêu chuẩn 16: Đánh giá người học

Tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học

Tiêu chuẩn 18: Quản lý nghiên cứu khoa học

Tiêu chuẩn 19: Quản lý tài sản trí tuệ

Tiêu chuẩn 20: Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học

Tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng

(4). KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Tiêu chuẩn 22: Kết quả đào tạo

Tiêu chuẩn 23: Kết quả nghiên cứu khoa học

Tiêu chuẩn 24: Kết quả phục vụ cộng đồng

Tiêu chuẩn 25: Kết quả tài chính và thị trường

Sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học nhằm mục đích gì?

Căn cứ tại Điều 3 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT thì mục đích sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Cơ sở giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để tự đánh giá toàn bộ hoạt động của đơn vị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về thực trạng chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của đơn vị.

- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục.

- Các tổ chức, cá nhân khác có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với cơ sở giáo dục mà họ quan tâm.

Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là gì?

Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là gì? (Hình từ Internet)

Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học được đánh giá theo mấy mức?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:

Cách đánh giá và cách tính điểm
1. Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục quy định tại Chương II của Quy định này được đánh giá theo thang đánh giá 7 mức (tương ứng với 7 điểm) như sau:
a) Mức 1. Không đáp ứng yêu cầu tiêu chí: Không thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu tiêu chí. Không có các kế hoạch, tài liệu, minh chứng hoặc kết quả có sẵn. Cần thực hiện cải tiến chất lượng ngay;
b) Mức 2. Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí, cần có thêm nhiều cải tiến chất lượng: Công tác đảm bảo chất lượng đối với những lĩnh vực cần phải cải tiến để đáp ứng yêu cầu tiêu chí mới đang ở giai đoạn lập kế hoạch hoặc không đáp ứng yêu cầu. Có ít tài liệu hoặc minh chứng. Hoạt động đảm bảo chất lượng còn ít được thực hiện hoặc hiệu quả kém;
c) Mức 3. Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí nhưng chỉ cần một vài cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu: Đã xác định và thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí nhưng cần có thêm cải tiến nhỏ mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí. Có các tài liệu, nhưng không có các minh chứng rõ ràng chứng tỏ chúng được sử dụng, triển khai đầy đủ. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng không nhất quán hoặc có kết quả hạn chế;
d) Mức 4. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu chí: Thực hiện đầy đủ công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành đầy đủ. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng đem lại kết quả đúng như mong đợi;
đ) Mức 5. Đáp ứng cao hơn yêu cầu tiêu chí: Công tác đảm bảo chất lượng đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu của tiêu chí. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách hiệu quả. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho thấy các kết quả tốt và thể hiện xu hướng cải tiến tích cực;
e) Mức 6. Thực hiện tốt như một hình mẫu của quốc gia: Việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí được xem là điển hình tốt nhất của quốc gia. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách hiệu quả. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho các kết quả rất tốt và thể hiện xu hướng cải tiến rất tích cực;
g) Mức 7. Thực hiện xuất sắc, đạt mức của các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới: Việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí được xem là xuất sắc, đạt trình độ của những cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới hoặc là điển hình hàng đầu để các cơ sở giáo dục khác trên thế giới học theo. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách sáng tạo. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho các kết quả xuất sắc và thể hiện xu hướng cải tiến xuất sắc.
...

Như vậy, các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học được đánh giá theo 7 mức:

- Mức 1. Không đáp ứng yêu cầu tiêu chí;

- Mức 2. Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí, cần có thêm nhiều cải tiến chất lượng.

- Mức 3. Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí nhưng chỉ cần một vài cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu;

- Mức 4. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu chí.

- Mức 5. Đáp ứng cao hơn yêu cầu tiêu chí;

- Mức 6. Thực hiện tốt như một hình mẫu của quốc gia;

- Mức 7. Thực hiện xuất sắc, đạt mức của các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới.

Kiểm định chất lượng giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khung điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 208 trường đại học và cao đẳng sư phạm đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế?
Hỏi đáp Pháp luật
8 tiêu chí và điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng theo Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có tiêu chuẩn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể khi nào từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có ít nhất bao nhiêu kiểm định viên cơ hữu làm việc toàn thời gian?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;