Đã dạy học bao nhiêu năm thì mới được làm hiệu trưởng trường tiểu học?
Đã dạy học bao nhiêu năm thì mới được làm hiệu trưởng trường tiểu học?
Tại Điều 56 Luật Giáo dục 2019 có quy định hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận. Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.
Tại điểm b khoản 1 Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về hiệu trưởng, phó hiệu trưởng như sau:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
b) Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
Như vậy, hiệu trưởng trường tiểu học phải đáp ứng điều kiện là đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
Ngoài ra, hiệu trưởng trường tiểu học cũng cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Đã dạy học bao nhiêu năm thì mới được làm hiệu trưởng trường tiểu học? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng có thẩm quyền thành lập hội đồng trường tiểu học công lập không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Giáo dục 2019 hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường, các bên có lợi ích liên quan
Tại điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về hội đồng trường như sau:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
...
e) Thủ tục thành lập hội đồng trường tiểu học công lập
Căn cứ vào quy định về thành phần của hội đồng trường tại mục b, khoản 1, Điều 10 của Thông tư này, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, trình đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường là thành viên trong nhà trường và do các thành viên của hội đồng bầu; phó chủ tịch và thư kí hội đồng do chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của hội đồng trường là 05 năm, trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
...
Như vậy, hiệu trưởng trường tiểu học công lập có trách nhiệm tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, trình đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hội đồng trường.
Do đó, hiệu trưởng trường tiểu học công lập không có thẩm quyền thành lập hội đồng trường. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định thành lập hội đồng trường.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học là gì?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT hiệu trưởng trường tiểu học có nhiệm vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
Hiệu trưởng trường tiểu học là người có thẩm quyền thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Trong công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên hiệu trưởng trường tiểu học có nhiệm vụ quyền hạn như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên;
- Động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
Các nhiệm vụ và quyền hạn khác của hiệu trưởng trường tiểu học bao gồm:
- Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.
- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.
- Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.
- Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.
- Được hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.
- Top 10 kết bài ngắn gọn nhất cho bài phân tích tác phẩm thơ lớp 12? Nội dung của kiến thức văn học lớp 12 là gì?
- Bài tập về các thì trong Tiếng Anh có đáp án? Môn Tiếng Anh có những đặc điểm gì?
- Mẫu tranh tập tô màu Công chúa Lọ Lem? Tuổi đi học của trẻ em mầm non là mấy tuổi?
- Hướng dẫn luyện chữ đẹp đúng cách? Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?