11:30 | 26/08/2024

Đã có kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?

Kế hoạch triển khai thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non mới nhất ra sao?

Đã có kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?

Ngày 13/8/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2130/QĐ-BGDĐT năm 2024 phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2025 (Kế hoạch).

Theo đó, mục đích, yêu cầu cùa Kế hoạch như sau:

(1) Mục đích

Nhằm triển khai có hiệu quả hoạt động Đề án 33 năm 2025 của các đơn vị được giao nhiệm vụ theo quy định tại Đề án 33 và Quyết định số 1350, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng theo mục tiêu Đề án 33 giai đoạn 2018-2025, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục mầm non (GDMN); đội ngũ giảng viên và CBQL ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL cơ sở GDMN góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

(2) Yêu cầu

Củng cố, duy trì và tăng cường nguồn lực củng cố, tăng cường chất lượng các chỉ tiêu đã đạt và vượt. Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu chưa đạt giai đoạn 2018-2025 tổng kết Đề án.

Hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu Đề án 33 giai đoạn 2018-2025 phải hoàn thành năm 2025.

Việc thực hiện Đề án 33 bảo đảm tính kế hoạch, dễ đo lường, đánh giá các chỉ tiêu của Đề án.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án 33 giai đoạn 2018-2025 báo cáo Thủ tướng Chính phủ năm 2025 theo quy định và đẩy mạnh công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội.

Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban ngành, các cấp quản lý và các đơn vị trong quá trình thực hiện bảo đảm hoàn thành tốt mục tiêu Đề án.

>> Xem toàn bộ Kế hoạch: Tại đây

Đã có kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?

Đã có kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025? (Hình từ Internet)

Nội dung thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 là gì?

Nội dung thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 quy định tại Phụ lục Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2130/QĐ-BGDĐT năm 2024 như sau:

(1) Nhiệm vụ chung:

Công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc triển khai Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” năm 2025.

(2) Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm

(3) Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

- Rà soát, nghiên cứu, xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ số 16 “Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán và chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa trên tiếp cận mới về chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cốt cán và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ này để đội ngũ này có khả năng sử dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp”.

- Hội nghị tổng kết nhiệm vụ 18 “Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính trong phát triển hệ thống trường mầm non thực hành; Hình thành mạng lưới liên kết trường mầm non thực tập sư phạm để sinh viên thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm”.

- Hội thảo quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên chuyên ngành giáo dục mầm non và tổng kết nhiệm vụ Đề án 33 giai đoạn 2018-2025.

- Duy trì hoạt động và nâng cao năng lực nhóm nghiên cứu chuyên ngành giáo dục mầm non định hướng công bố quốc tế.

- Hội thảo tập huấn “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ giáo dục trong giảng dạy cho giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên mầm non”.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện Kế hoạch thế nào?

Căn cứ Mục 4 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2130/QĐ-BGDĐT năm 2024, các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện Kế hoạch như sau:

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ Đề án 33 phải hoàn thành năm 2025 tại địa phương nhằm củng cố, duy trì và tăng cường nguồn lực củng cố, tăng cường chất lượng các chỉ tiêu đã đạt và vượt.

Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu chưa đạt giai đoạn 2018-2025 tổng kết Đề án 33; phối hợp với các đơn vị được giao nhiệm vụ trong việc triển khai thực hiện Đề án 33 năm 2025 theo Quyết định số 1350; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và tổ chức tổng kết thực hiện nhiệm vụ Đề án 33 giai đoạn 2018-2025 báo cáo về Bộ GDĐT.

Bồi dưỡng nghiệp vụ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bãi bỏ quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cử nhân các ngành nào được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiến thức bắt buộc tối thiểu khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu của việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học là gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;