Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào? 05 quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử?
Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào?
Nhân dân Việt Nam đã nhất tề nổi dậy thực hiện Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, với thắng lợi tiêu biểu ở Hà Nội (19/8/1945), Huế (23/8/1945), Sài Gòn (25/8/1945). Chính quyền cả nước thuộc về nhân dân, vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 25/8/1945, Chính phủ lâm thời được thành lập, chuẩn bị cho việc tổ chức Quốc hội.
Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Người đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.
Ngày 08/9/1945, Sắc lệnh số 14-SL được ban hành, ấn định cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Các sắc lệnh bổ sung sau đó quy định cụ thể về thể lệ bầu cử. Dù gặp nhiều khó khăn, công tác chuẩn bị diễn ra khẩn trương. Ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh hoãn Tổng tuyển cử đến ngày 06/01/1946 để tăng thời gian chuẩn bị và thống nhất.
Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra trong cả nước, kể cả vùng chiến sự. Tại Hà Nội, 91,95% cử tri đi bỏ phiếu. Kết quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%). Đây là ngày hội dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân.
Như vậy, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa diễn ra vào ngày 06/01/1946.
Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào? 05 quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử? (Hình ảnh từ Internet)
05 quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử là gì?
Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định chương trình môn Lịch sử quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng chung về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể, đặc biệt là quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, đồng thời nhấn mạnh tổng cộng 05 quan điểm sau:
(1) Khoa học, hiện đại
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh tiếp cận lịch sử trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại của khoa học lịch sử và khoa học giáo dục. Cụ thể:
- Chương trình quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam;
- Chương trình coi trọng những nguyên tắc nền tảng của khoa học lịch sử, đảm bảo tôn trọng sự thật lịch sử, tính đa diện, phong phú của lịch sử; khách quan, toàn diện trong trình bày và diễn giải lịch sử;
- Chương trình hướng tới việc hướng dẫn và khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, khám phá lịch sử theo những nguyên tắc của khoa học lịch sử, thông qua đó giúp học sinh phát triển tư duy lịch sử và tư duy phản biện;
- Chương trình góp phần xây dựng khả năng phân tích, đánh giá các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử một cách khoa học, giúp học sinh nhận thức được những quy luật, bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn.
(2) Hệ thống, cơ bản
Trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở. Cụ thể:
- Các chủ đề và chuyên đề lịch sử của chương trình mang tính hệ thống, cơ bản, xuất phát từ yêu cầu phát triển năng lực và giáo dục lịch sử đối với từng lớp học;
- Các hợp phần kiến thức của chương trình bảo đảm tính logic (trong mối liên hệ lịch đại và đồng đại, sự tương tác giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử khu vực và lịch sử thế giới...);
- Chương trình bảo đảm cho học sinh tiếp cận những tri thức lịch sử cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng; phát triển cho học sinh năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội của thế giới, khu vực và Việt Nam.
(3) Thực hành, thực tiễn
Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Cụ thể:
- Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh;
- Chương trình tăng cường thời lượng thực hành; đa dạng hoá các loại hình thực hành thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như hoạt động nhóm, cá nhân tự học; học ở trên lớp, bảo tàng, thực địa; học qua dự án, di sản;...;
- Chương trình bảo đảm phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và của các địa phương. Thông qua hệ thống chủ đề và chuyên đề học tập, các hình thức tổ chức giáo dục, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với các địa phương và các nhóm đối tượng học sinh, đồng thời bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trong cả nước, tương thích với trình độ khu vực và thế giới.
(4) Dân tộc, nhân văn
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức đúng về những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân toàn cầu. Cụ thể:
- Chương trình giúp học sinh có nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, vị thế của quốc gia - dân tộc trong khu vực và trên thế giới trong các thời kì lịch sử, hướng tới xây dựng lòng tự hào dân tộc chân chính, nhận thức được thế mạnh và cả những hạn chế trong di tồn lịch sử của dân tộc;
- Chương trình giúp học sinh hình thành, phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, chống các định kiến, kì thị về xã hội, văn hoá, sắc tộc, tôn giáo; hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng sự khác biệt và bình đẳng giữa các dân tộc, các cộng đồng người, các giới và nhóm xã hội; hướng tới hoà bình, hoà giải, hoà hợp và hợp tác;
- Chương trình giúp học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường, hướng tới phát triển bền vững và đấu tranh vì thế giới hoà bình, xã hội tiến bộ, minh bạch, công bằng, văn minh.
(5) Mở, liên thông
Chương trình môn Lịch sử có tính mở, tính liên thông. Cụ thể:
- Cấu trúc kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử tạo cơ hội cho học sinh kết nối, liên thông với kiến thức, kĩ năng các môn học khác như Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh,...;
- Chương trình dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường phát triển kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, dành không gian sáng tạo cho giáo viên nhằm thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”; chú trọng phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục lịch sử;
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về mục tiêu chương trình môn Lịch sử như sau:
- Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại;
- Giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Mẫu bài văn nghị luận về tình trạng học sinh thiếu kĩ năng sống lớp 9? Đánh giá thường xuyên đối với học sinh lớp 9 qua mấy hình thức?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu? Quyền của học sinh lớp 8?
- Top 10 mẫu mở bài nghị luận xã hội cho mọi đề 2025? Mục tiêu chương trình giáo dục trung học cơ sở cho học sinh lớp 9 như thế nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu viết đoạn văn kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời môn Tiếng Việt lớp 3? Học sinh lớp 3 cần học viết được những đoạn văn nào?
- Ngành Logistics là gì? Ra trường làm gì? Cấp bằng đại học cho sinh viên tốt nghiệp như thế nào?
- 8 tiêu chí và điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng theo Thông tư 44/2024/TT-BLĐTBXH mới nhất?
- Đáp án Đợt 2 Cao trào cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam?
- 3 mốc thời gian đợt thi trực tuyến Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025?
- Thời gian dự thi trực tuyến truyenthonghocsinhsinhvientphcm com? Sinh viên tự nguyện gia nhập Hội sinh viên Việt Nam được không?