Công thức tính quãng đường là gì? Công thức tính quãng đường sẽ được học ở lớp mấy?
Công thức tính quãng đường là gì?
Công thức tính quãng đường:
S = v × t
*Trong đó:
S: Quãng đường đi được (thường tính bằng mét, kilômét)
v: Vận tốc (thường tính bằng mét/giây, kilômét/giờ)
t: Thời gian di chuyển (thường tính bằng giây, giờ)
*Ví dụ:
Một ô tô đi với vận tốc 50 km/h trong 2 giờ. Quãng đường ô tô đi được là: S = v × t = 50 km/h × 2 h = 100 km
Từ công thức trên, ta có thể suy ra các công thức tính vận tốc và thời gian:
Tính vận tốc: v = S / t
Tính thời gian: t = S / v
Ví dụ 1: Xe máy đi trên đường cao tốc
Đề bài: Một chiếc xe máy đi trên đường cao tốc với vận tốc 80 km/h trong 3 giờ. Tính quãng đường xe máy đi được.
Giải:
Áp dụng công thức: S = v × t
Thay số: S = 80 km/h × 3 h = 240 km
Kết quả: Xe máy đi được quãng đường 240 km.
Ví dụ 2: Người đi bộ
Đề bài: Một người đi bộ với vận tốc 5 km/h trong 30 phút. Tính quãng đường người đó đi được.
Giải:
Đổi 30 phút = 0,5 giờ (Vì vận tốc tính theo giờ)
Áp dụng công thức: S = v × t
Thay số: S = 5 km/h × 0,5 h = 2,5 km
Kết quả: Người đó đi được quãng đường 2,5 km.
Ví dụ 3: Tính thời gian di chuyển
Đề bài: Một đoàn tàu chạy với vận tốc 60 km/h. Để đi hết quãng đường 180 km, đoàn tàu cần bao nhiêu thời gian?
Giải:
Áp dụng công thức: t = S / v
Thay số: t = 180 km / 60 km/h = 3 giờ
Kết quả: Đoàn tàu cần 3 giờ để đi hết quãng đường 180 km.
Ví dụ 4: Tính vận tốc
Đề bài: Một chiếc xe đạp đi hết quãng đường 15 km trong 1,5 giờ. Tính vận tốc của xe đạp.
Giải:
Áp dụng công thức: v = S / t
Thay số: v = 15 km / 1,5 h = 10 km/h
Kết quả: Vận tốc của xe đạp là 10 km/h.
*Lưu ý: Thông tin về Công thức tính quãng đường là gì? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Công thức tính quãng đường là gì? Công thức tính quãng đường sẽ được học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Công thức tính quãng đường sẽ được học ở lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung cần đạt môn Khoa học tự nhiên lớp 7 như sau:
- Tốc độ chuyển động
- Đo tốc độ
- Đồ thị quãng đường - thời gian
- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.
- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
- Vẽ được đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng.
- Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì công thức tính quãng đường sẽ được học ở lớp 7.
3 năng lực khi học môn Khoa học tự nhiên lớp 7 như thế nào?
Căn cứ tại Mục 4 Chương trình Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT cũng nêu rõ những biểu hiện cụ thể của năng lực khoa học tự nhiên nói chung và cũng như lớp 7 được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
Nhận thức khoa học tự nhiên | Trình bày, giải thích được những kiến thức cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên. Các biểu hiện cụ thể: - Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên. - Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật, hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,…. - So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau. - Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên theo logic nhất định. - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. - Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (quan hệ nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, ...). - Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận. |
Tìm hiểu tự nhiên | Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Các biểu hiện cụ thể: - Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề + Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề. + Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết + Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán. + Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu. - Lập kế hoạch thực hiện + Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu + Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, ...). + Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. - Thực hiện kế hoạch + Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra. + Đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản. + So sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận + Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu. + Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. + Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. - Ra quyết định và đề xuất ý kiến + Đưa ra được quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu. |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; những vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Các biểu hiện cụ thể:: - Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. |
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?