Công thức hóa học là gì? Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?

Theo chương trình mới hiện nay thì quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào? Công thức hóa học là gì?

Công thức hóa học là gì?

Có thể hiểu công thức hóa học là một cách biểu diễn ngắn gọn thành phần và cấu trúc của một chất hóa học. Nó cho biết các nguyên tố nào tạo nên chất đó và tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử của chất đó.

*Ví dụ:

Nước: H₂O. Công thức này cho biết một phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydro (H) và 1 nguyên tử oxygen (O).

Muối ăn (Natri clorua): NaCl. Công thức này cho biết một phân tử muối ăn gồm 1 nguyên tử natri (Na) và 1 nguyên tử clo (Cl).

*Các loại công thức hóa học:

Công thức phân tử: Cho biết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử.

Công thức cấu tạo: Cho biết cách các nguyên tử liên kết với nhau trong một phân tử.

Công thức đơn giản nhất: Cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong một hợp chất.

*Lưu ý: Thông tin về công thức hóa học là gì chỉ mang tính chất tham khảo./.

Công thức hóa học là gì? Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?

Công thức hóa học là gì? Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về các đặc điểm của môn hóa học ra sao?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì đặc điểm của môn hóa học ở cấp THPT (lớp 10-11-12) như sau:

Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất.

Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.

Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.

Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?

Căn cứ theo Mục 7 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như sau:

- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Hóa học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Hoá học.

- Hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá:

+ Hình thức đánh giá: Kết hợp các hình thức đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên), đánh giá tổng kết (đánh giá định kì) đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế bảo đảm đánh giá toàn diện, thường xuyên và tích hợp vào trong các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

+ Phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá:

++ Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Phối hợp đánh giá tình huống; đánh giá qua trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan sát.

++ Kết hợp đánh giá sản phẩm học tập (bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trả lời miệng, thuyết trình, bài thực hành thí nghiệm, dự án nghiên cứu,…) với đánh giá qua quan sát (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, tham quan thực địa,…).

- Lựa chọn các phương pháp, công cụ phù hợp để đánh giá một năng lực cụ thể.

+ Để đánh giá thành phần năng lực nhận thức hoá học, có thể sử dụng các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... đòi hỏi học sinh phải trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay phải vận dụng kiến thức để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.

+ Để đánh giá thành phần năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học, có thể sử dụng các phương pháp, công cụ sau:

++ Bảng kiểm hoặc ghi chép kết quả quan sát của giáo viên theo các tiêu chí đã xác định về tiến trình thực hiện thí nghiệm và các nhiệm vụ tìm tòi, khám phá của học sinh,...

++ Các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của học sinh về kĩ năng thí nghiệm; khả năng suy luận để rút ra hệ quả, phương án kiểm nghiệm, xử lí các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận; khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và đề xuất các thiết bị, kĩ thuật thích hợp,...

++ Báo cáo kết quả thí nghiệm, thực hành, làm dự án nghiên cứu,…

+ Để đánh giá thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, có thể yêu cầu học sinh trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó phải sử dụng được ngôn ngữ hoá học, các bảng biểu, mô hình, kĩ năng thực nghiệm,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề học tập, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn.

Môn hoá học lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trong môn Hóa học thì số Avogadro có giá trị bằng gì? Môn Hóa học nghiên cứu về gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức hóa học là gì? Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Anilin có công thức hóa học là gì? Viết được công thức hóa học có phải là biểu hiện năng lực hóa học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết ion là gì? Bản chất của liên kết ion? Mạch nội dung môn Hóa học lớp 10 có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tố hóa học là gì? Nguyên tố hóa học học sinh được giới thiệu ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tố Fe hóa trị mấy? 8 đặc điểm của môn hoá học lớp 10 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mỗi Orbital nguyên tử chứa tối đa bao nhiêu Electron? Đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Hỏi đáp Pháp luật
Orbital nguyên tử (AO) là gì? Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn Hóa học 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 189
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;