Công thức định luật bảo toàn khối lượng lớp 8? Định hướng chung trong đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học tự nhiên lớp 8?
Công thức định luật bảo toàn khối lượng lớp 8?
Định luật bảo toàn khối lượng là một trong những kiến thức mà học sinh lớp 8 được học trong nội dung chất và sự biến đổi của chất môn Khoa học tự nhiên lớp 8.
Phát biển định luật bảo toàn khối lượng như sau:
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
Định luật bảo toàn khối lượng do 2 nhà khoa học Lô-mô-nô-xốp và La-voa-diê phát hiện ra. Định luật bảo toàn khối lượng cho chúng ta biết trong mỗi phản ứng hóa học chỉ có sự thay đổi liên quan đến electron, còn số nguyên tử của nguyên tố vẫn giữ nguyên cũng như khối lượng của các nguyên tử không đổi. Bởi vậy, khối lượng của các chất được bảo toàn.
Công thức định luật bảo toàn khối lượng như sau:
mA + mB = mC + mD.
Trong đó:
mA là khối lượng của chất A
mB là khối lượng của chất B;
mC là khối lượng của chất C
mD là khối lượng của chất D.
Ví dụ: Khối lượng BaCl2 + Khối lượng Na2SO4 = Khối lượng BaSO4 + Khối lượng NaCl.
Công thức định luật bảo toàn khối lượng lớp 8? Định hướng chung trong đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học tự nhiên lớp 8? (Hình từ Internet)
Định hướng chung trong đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học tự nhiên lớp 8?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT định hướng chung trong đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học tự nhiên lớp 8 như sau:
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triể̉n chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Khoa học tự nhiên. Đánh giá dựa trên các minh chứng là quá trình rèn luyện, học tập và các sản phẩm trong quá trình học tập của học sinh.
Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế.
Việc đánh giá quá trình do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
Việc đánh giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức. Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội. Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các chức năng và yêu cầu chính sau:
- Đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt và phương pháp dạy học.
- Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giá trị cho học sinh tự điều chỉnh quá trình học; cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học; cho cán bộ quản lí nhà trường để có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục; cho gia đình để giám sát, giúp đỡ học sinh.
- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh được chú ý và xem đó là biện pháp rèn luyện năng lực như tự học, tư duy phê phán; hình thành phẩm chất chăm học, vượt khó, tự chủ, tự tin,….
- Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác.
- Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất.
- Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn. Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá năng lực học sinh.
- Chú trọng đánh giá kĩ năng thực hành khoa học tự nhiên.
Nội dung Chất và sự biến đổi của chất chiếm bao nhiêu thời lượng môn Khoa học tự nhiên lớp 8?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT có quy định như sau:
Nội dung | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 |
Mở đầu | 5% | 4% | 2% | 2% |
Chất và sự biến đổi của chất | 15% | 20% | 29% | 31% |
Các thể (trạng thái) của chất | 3% | |||
Oxygen và không khí | 2% | |||
Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng | 6% | |||
Dung dịch; Tách chất ra khỏi hỗn hợp | 4% | |||
Nguyên tử. Nguyên tố hoá học | 6% | |||
Phân tử | 9% | |||
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học | 5% | |||
Phản ứng hoá học | 12% | |||
Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | 3% | |||
Acid - Base - pH - Oxide - Muối; Phân bón hoá học | 14% | |||
Kim loại | 8% | |||
Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | 4% | |||
Giới thiệu về chất hữu cơ Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu | 7% | |||
Ethylic alcohol, acetic acid; Lipid (lipit) - Carbohydrate (Cacbohiđrat) - Protein Polymer (Polime) | 12% | |||
Vật sống | 38% | 38% | 29% | 25% |
Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống | 11% | |||
Đa dạng thế giới sống | 27% | |||
Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật | 23% | |||
Cảm ứng ở sinh vật | 3% | |||
Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | 5% | |||
Sinh sản ở sinh vật; Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất | 7% | |||
Sinh học cơ thể người | 20% | |||
Môi trường; hệ sinh thái | 9% | |||
Hiện tượng di truyền | 19% | |||
Tiến hoá | 6% | |||
Năng lượng và sự biến đổi | 25% | 28% | 28% | 28% |
Các phép đo | 7% | |||
Lực | 11% | 8% | 6% | |
Khối lượng riêng và áp suất | 8% | |||
Năng lượng và cuộc sống | 7% | 6% | 7% | |
Âm thanh | 7% | |||
Ánh sáng | 6% | 9% | ||
Điện | 8% | 7% | ||
Từ | 7% | 5% | ||
Trái Đất và bầu trời | 7% | 0% | 2% | 4% |
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời; Ngân Hà | 7% | |||
Sinh quyển và các khu sinh học trên Trái Đất | 2% | |||
Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái đất; Sơ lược “Hoá học về vỏ Trái Đất” | 4% | |||
Đánh giá định kì | 10% | 10% | 10% | 10% |
Như vậy, nội dung chất và sự biến đổi của chất chiếm 29% thời lượng môn Khoa học tự nhiene lớp 8.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?