Công thức cấp số nhân là gì? Học sinh sẽ được học từ lớp mấy?
Công thức cấp số nhân là gì?
Cấp số nhân là một dãy số có tính chất đặc biệt: từ số hạng thứ hai trở đi, mỗi số hạng bằng số hạng đứng trước nó nhân với một số không đổi. Số không đổi này được gọi là công bội của cấp số nhân, thường được ký hiệu là q.
Ví dụ: Dãy số 1, 2, 4, 8, 16,... là một cấp số nhân với công bội q = 2.
*Các yếu tố chính của cấp số nhân - Số hạng đầu: Là số hạng đứng đầu tiên trong dãy, thường ký hiệu là u1. - Công bội: Là số không đổi mà khi nhân với một số hạng bất kỳ sẽ cho ra số hạng tiếp theo, ký hiệu là q. *Các công thức quan trọng trong cấp số nhân Giả sử ta có cấp số nhân (un) với số hạng đầu u1 và công bội q. Khi đó: Số hạng tổng quát: un = u1 * q^(n-1) (Công thức này giúp ta tìm được bất kỳ số hạng nào trong dãy nếu biết số hạng đầu và công bội) Tổng n số hạng đầu: Sn = u1 * (1 - q^n) / (1 - q) (với q ≠ 1) (Công thức này dùng để tính tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân). Ví dụ minh họa Cho cấp số nhân (un) có u1 = 3 và công bội q = 2. Tìm số hạng thứ 5: u5 = u1 * q^(5-1) = 3 * 2^4 = 48. Tính tổng 5 số hạng đầu: S5 = u1 * (1 - q^5) / (1 - q) = 3 * (1 - 2^5) / (1 - 2) = 93. *Bài tập tham khảo thêm Bài 1: Cho cấp số nhân (un) có u1 = 2 và q = -3. Tìm u5 và S5. Bài 2: Cho cấp số nhân (un) có u2 = 6 và u5 = 162. Tìm u1 và q. Bài 3: Một quả bóng bị thả từ độ cao 10m. Mỗi lần chạm đất, quả bóng nảy lên bằng 3/4 độ cao lần rơi trước. Tính tổng quãng đường mà quả bóng đi được đến khi dừng lại. |
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Công thức cấp số nhân là gì? Học sinh sẽ được học từ lớp mấy? (Hình từ Internet)
Công thức cấp số nhân được học từ lớp mấy?
Căn cứ theo Mục V Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì những yêu cầu đối với kỹ năng viết ở môn Tiếng Việt lớp 5 như sau:
Phần dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhân thì học sinh sẽ được học bài
[1] Cấp số nhân. Số hạng tổng quát của cấp số nhân. Tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân trong đó yêu cầu học sinh phải:
- Nhận biết được một dãy số là cấp số nhân.
- Giải thích được công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số nhân.
- Tính được tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số nhân để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số,...).
[2] Giới hạn của dãy số. Phép toán giới hạn dãy số. Tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn, trong đó yêu cầu học sinh phải:
Như vậy, đối chiếu quy định thì học sinh được học công thức cấp số nhân từ chương trình môn Toán lớp 11.
Môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học nào?
Căn cứ theo Mục III Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học sau:
Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể.
- Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
- Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
Như vậy, mục tiêu của môn Toán trong chương trình GDPT 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học như sau:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học;
- Năng lực mô hình hoá toán học.
Ngoài ra, ở các cấp học khác nhau còn phải đáp ứng mục tiêu cụ thể như sau:
* Mục tiêu cấp tiểu học
Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
+ Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.
+ Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).
+ Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.
* Mục tiêu cấp trung học cơ sở
Môn Toán cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp; sử dụng được các mô hình toán học (công thức toán học, phương trình đại số, hình biểu diễn,...) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận; trình bày được ý tưởng và cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.
- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:
+ Số và Đại số: Hệ thống số (từ số tự nhiên đến số thực); tính toán và sử dụng công cụ tính toán; ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số, phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả (mô hình hoá) một số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn.
+ Hình học và Đo lường: Nội dung Hình học và Đo lường ở cấp học này bao gồm Hình học trực quan và Hình học phẳng. Hình học trực quan tiếp tục cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đối tượng của thực tiễn (hình phẳng, hình khối); tạo lập một số mô hình hình học thông dụng; tính toán một số yếu tố hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường. Hình học phẳng cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng thông dụng (điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng song song, tam giác, tứ giác, đường tròn).
+ Thống kê và Xác suất: Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến cố và xác suất của một biến cố; nhận biết ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.
+ Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân; định hướng phân luồng sau trung học cơ sở (tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động).
- Mục tiêu cấp trung học phổ thông
Môn Toán cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
+ Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hoá được cho vấn đề tương tự; sử dụng được công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học.
+ Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về:
++ Đại số và Một số yếu tố giải tích: Tính toán và sử dụng công cụ tính toán; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác, mũ, lôgarit), phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; nhận biết các hàm số sơ cấp cơ bản (luỹ thừa, lượng giác, mũ, lôgarit); khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm; sử dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để mô tả và phân tích một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực; sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian.
+ Hình học và Đo lường: Cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng, hình khối quen thuộc; phương pháp đại số (vectơ, toạ độ) trong hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường.
+ Thống kê và Xác suất: Hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các quy luật thống kê trong thực tiễn; nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.
+ Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết tương đối tổng quát về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó; làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông; có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
- Dàn ý nghị luận về một vấn đề đời sống mà em quan tâm môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu so sánh nghệ thuật trần thuật qua đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Một lít nước mắt? Quy định về điểm xét tốt nghiệp THPT?
- Tổng hợp sự kiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 đến 1975? Nội dung cốt lõi môn Lịch sử lớp 12 có gì?
- Cách tính hóa trị của nguyên tố lớp 8? Học sinh muốn học thêm môn Khoa học tự nhiên lớp 8 phải làm gì?
- Top những mẫu đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Cô bé bán diêm lớp 6 hay nhất? Quy định về đánh giá bằng nhận xét học sinh THCS?
- Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954 môn Lịch sử lớp 12? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại là gì? Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại? Hình thức đánh giá môn Khoa học tự nhiên lớp 9?
- Dàn ý hình tượng Người lái đò sông Đà? Thời gian làm bài kiểm tra của học sinh lớp 6 là bao lâu?
- Mẫu bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa? Học sinh lớp 8 được học những kiến thức văn học nào trong môn Ngữ văn?
- Mẫu đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Gặt chữ trên non lớp 4? Học sinh tiểu học được đánh giá theo những phương pháp nào?