Cố ý gây thương tích bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? Kỷ luật học sinh có hành vi cố ý gây thương tích như thế nào?

Tìm hiểu người có hành vi cố ý gây thương tích bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? Hậu quả pháp lý như thế nào?

Cố ý gây thương tích bao nhiêu thì bị truy tố hình sự?

Cố ý gây thương tích bao nhiêu thì bị truy tố hình sự, vấn đề này cần đáp ứng hai yếu tố là cấu thành tội phạm và yêu cầu của bị hại:

Thứ nhất về cấu thành tội phạm

Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Tuy nhiên người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp sau:

- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Thứ hai về yêu cầu của bị hại

Căn cứ Điều Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021, do Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thuộc các tội khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại cho nên nếu hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%, hoặc dưới 11% nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, nếu phạm tội cố ý gây thương tích thuộc trường hợp sau đây thì không cần điều kiện yêu cầu của bị hại:

- Phạm tội thuộc trường hợp bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Làm chết 02 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

Xem thêm:

>>> Gây thương tích bao nhiêu phần trăm là đi tù 2025?

>>> Đánh người gây thương tích 3% có đi tù không?

Cố ý gây thương tích bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? Kỷ luật học sinh có hành vi cố ý gây thương tích như thế nào?

Cố ý gây thương tích bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? Kỷ luật học sinh có hành vi cố ý gây thương tích như thế nào? (Hình từ Internet)

Học sinh trung học có hành vi cố ý gây thương tích có thể bị kỷ luật thế nào?

Căn cứ Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDDT học sinh trung học vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lưu ý: Đây chỉ là các hình thức kỷ luật trong nhà trường, học sinh có hành vi cố ý gây thương tích còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, hình sự tương xứng.

Giáo viên có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quyền của giáo viên, nhân viên
...
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
b) Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
...

Như vậy, giáo viên được dự các cuộc họp của hội đồng kỷ luật học sinh trong trường hợp khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm

Giáo dục pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm cho học sinh sinh viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? Kỷ luật học sinh có hành vi cố ý gây thương tích như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Gây thương tích bao nhiêu phần trăm là đi tù 2025? Học sinh gây thương tích cho người khác thì có thể bị đuổi học bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích 3% có bị khởi tố hình sự không? Có hành vi gây thương tích cho người khác có bị đuổi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Quyết định 142/QĐ-BVHTTDL phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
7 nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện mới để học sinh lái xe dưới 50cc từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
50 câu hỏi có đáp án Cuộc thi trực tuyến Tầm nhìn xuyên thế kỷ trên Nền tảng học tập lý luận tỉnh Đồng Nai?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa Hải Dương với Phú Yên?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết đáp án cuộc thi trực tuyến tuyên truyền cải cách hành chính năm 2024 tỉnh Hải Dương?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 96

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;