Cơ sở thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là gì?

Cơ sở thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định 09 nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật gồm:

(1) Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục.

(2) Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật.

Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.

(3) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập; tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

(4) Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục.

(5) Phối hợp với gia đình, cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cơ sở giáo dục chuyên biệt thực hiện giáo dục hòa nhập.

(6) Hỗ trợ thực hiện các hoạt động can thiệp sớm và phát triển kỹ năng cơ bản cho người khuyết tật để hòa nhập cộng đồng.

(7) Cung cấp thông tin về giáo dục của người khuyết tật đang học hòa nhập tại cơ sở giáo dục cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

(8) Phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập.

(9) Huy động nhân lực hỗ trợ giáo dục hòa nhập và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật.

Cơ sở thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật có 09 nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Cơ sở thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật có nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)

Kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật học giáo dục hòa nhập do ai xây dựng?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:

Kế hoạch giáo dục cá nhân
1. Mỗi người khuyết tật học hòa nhập có kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Kế hoạch giáo dục cá nhân do giáo viên, giảng viên phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, gia đình người khuyết tật xây dựng trên cơ sở khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học phù hợp với Điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.
3. Kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; Mục tiêu năm học và Mục tiêu học kỳ; thời gian, nội dung, biện pháp và người thực hiện; kết quả đánh giá và Điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.

Theo đó, giáo viên, giảng viên phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, gia đình người khuyết tật căn cứ trên cơ sở khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

Cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật thế nào?

Cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật theo quy định tại Điều 19 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT bao gồm như sau:

- Tuyên truyền, vận động người khuyết tật, gia đình người khuyết tật, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập.

- Vận động người khuyết tật, gia đình người khuyết tật cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về khả năng và nhu cầu của người khuyết tật cho cơ sở giáo dục và hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật cấp xã.

- Chủ trì, phối hợp với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

- Cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về kết quả chăm sóc, can thiệp sớm và giáo dục người khuyết tật cho các bên liên quan khi người khuyết tật chuyển cấp, chuyển cơ sở giáo dục hoặc chuyển về gia đình.

- Bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật của cá nhân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.

Người khuyết tật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục chuyên biệt được thực hiện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Người khuyết tật được hưởng chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập ra sao?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;