Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về thu, chi tài chính bị xử phạt như thế nào?

Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về thu, chi tài chính bị xử phạt như thế nào?

Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về thu chi tài chính bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục như sau:

Vi phạm quy định về thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục
1. Vi phạm quy định về chi không đúng quy định đối với các khoản chi thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền;
b) Chi không đúng quy định của cấp có thẩm quyền đối với các khoản chi không thuộc ngân sách nhà nước.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền thu được do thực hiện hành vi vi phạm mà có để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả trả lại số tiền đã thu.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Và tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục
...
3. Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Như vậy, cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về thu chi tài chính bị xử phạt như sau:

- Trường hợp cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về chi không đúng quy định đối với các khoản chi thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

- Trường hợp thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền; chi không đúng quy định của cấp có thẩm quyền đối với các khoản chi không thuộc ngân sách nhà nước: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Phạt bổ sung: Tịch thu số tiền thu được do thực hiện hành vi vi phạm mà có để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả trả lại số tiền đã thu.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền;

+ Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai đối với hành vi chi không đúng quy định của cấp có thẩm quyền đối với các khoản chi không thuộc ngân sách nhà nước.

Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về thu, chi tài chính bị xử phạt như thế nào?

Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về thu, chi tài chính bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục đại học phải công khai các thông tin gì về thu chi tài chính?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT thì cơ sở giáo dục đại học phải công khai các thông tin sau về thu, chi tài chính, cụ thể:

- Tình hình tài chính của cơ sở giáo dục đại học trong năm tài chính trước liền kề thời điểm báo cáo theo quy định pháp luật, trong đó có cơ cấu các khoản thu, chi hoạt động như sau:

+ Các khoản thu phân theo: Nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, hỗ trợ của nhà đầu tư; học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học; kinh phí tài trợ và hợp đồng với bên ngoài; nguồn thu khác) và loại hoạt động (giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; hoạt động khác);

+ Các khoản chi phân theo: Chi tiền lương và thu nhập (lương, phụ cấp, lương tăng thêm và các khoản chi khác có tính chất như lương cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên,...); chi cơ sở vật chất và dịch vụ (chi mua sắm, duy tu sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê mướn các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, phát triển đội ngũ,...); chi hỗ trợ người học (học bổng, trợ cấp, hỗ trợ sinh hoạt, hoạt động phong trào, thi đua, khen thưởng,...); chi khác.

- Các khoản thu và mức thu đối với người học, bao gồm: học phí, lệ phí, tất cả các khoản thu và mức thu ngoài học phí, lệ phí (nếu có) trong năm học và dự kiến cho từng năm học tiếp theo của cấp học hoặc khóa học của cơ sở giáo dục đại học trước khi tuyển sinh, dự tuyển.

- Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí, học bổng đối với người học.

- Số dư các quỹ theo quy định, kể cả quỹ đặc thù (nếu có).

- Các nội dung công khai tài chính khác thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán, dân chủ cơ sở.

Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học đến từ các nguồn nào?

Theo quy định tại Điều 64 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học gồm:

- Các khoản thu của cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

+ Học phí và khoản thu từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, khoản thu dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động đào tạo;

+ Khoản thu từ nhận đặt hàng đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao;

+ Khoản thu từ đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;

+ Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng, đầu tư tài chính (nếu có) và nguồn thu hợp pháp khác;

+ Nguồn vốn vay.

- Các nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của cựu sinh viên, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Ngân sách nhà nước cấp (nếu có).

Giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục đại học năm học 2024 - 2025 có ứng dụng công nghệ số và AI hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
4 năm học đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học trong các hoạt động nghiên cứu của giáo dục đại học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là liên kết đào tạo? Có mấy hình thức liên kết đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;