Cơ sở giáo dục đại học tư thục sẽ do ai đầu tư?

Theo quy định về việc đầu tư vào giáo dục thì cụ thể ai sẽ đầu tư vào cơ sở giáo dục đại học tư thục?

Cơ sở giáo dục đại học tư thục sẽ do ai đầu tư?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:

Cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
2. Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
...

Như vậy, người đầu tư vào cơ sở giáo dục đại tư thục là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài (nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức trong nước, nước ngoài).

Cơ sở giáo dục đại học tư thục do ai đầu tư?

Cơ sở giáo dục đại học tư thục do ai đầu tư? (Hình từ Internet)

Nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ tại Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

- Thông qua chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học, kế hoạch phát triển trường đại học thành đại học hoặc việc sáp nhập với trường đại học khác theo đề xuất của hội đồng trường, hội đồng đại học;

- Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗ của cơ sở giáo dục đại học; thông qua báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;

- Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên bầu của hội đồng trường, hội đồng đại học; thông qua tiêu chuẩn, phương án nhân sự hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học đề xuất;

- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường, hội đồng đại học;

- Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính của cơ sở giáo dục đại học; thông qua nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, về chính sách tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của chức danh quản lý trong cơ sở giáo dục đại học;

- Góp vốn đầy đủ, đúng hạn và giám sát việc góp vốn vào cơ sở giáo dục đại học theo đề án thành lập cơ sở giáo dục đại học;

- Thành lập ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, điều hành của hội đồng trường, hội đồng đại học, hiệu trưởng trường đại học, phó hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học, phó giám đốc đại học và các đơn vị trong cơ sở Giáo dục đại học; thủ tục thành lập, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của ban kiểm soát được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Xem xét, xử lý vi phạm của hội đồng trường, hội đồng đại học gây thiệt hại cho cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;

- Quyết định tổ chức lại, giải thể cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật;

- Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư vào cơ sở giáo dục đại học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học;

- Trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của Luật đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học.

Các hình thức đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục?

Căn cứ tại Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục được lựa chọn một trong các phương thức sau đây:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 để tổ chức kinh tế thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018;

- Trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018.

Trong trường hợp này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học phải quy định cụ thể về hội nghị nhà đầu tư và các phương thức hoạt động của nhà đầu tư;

Việc lựa chọn áp dụng quy định của pháp luật liên quan về công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc quỹ xã hội để giải quyết những vấn đề trong cơ sở giáo dục đại học mà Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 chưa quy định;

Trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu tư, ban kiểm soát phù hợp với quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc quỹ xã hội được lựa chọn.

Cơ sở giáo dục đại học tư thục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học tư thục sẽ do ai đầu tư?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;