Cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì để tuyển sinh đào tạo liên thông?
Cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì để tuyển sinh đào tạo liên thông?
*Đây là trường hợp tuyển sinh đào tạo liên thông nói chung dành cho cơ sở giáo dục đại học.
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg thì cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì mới được tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học, cụ thể như sau:
- Đối với ngành dự kiến tuyển sinh đào tạo liên thông:
+ Cơ sở giáo dục đại học đã có quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy;
+ Cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy.
Đối với đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật, cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hoặc niên chế hình thức chính quy được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy.
Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp.
- Cơ sở giáo dục đại học đã ban hành quy định về công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
Cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì để tuyển sinh đào tạo liên thông? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông?
Tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định, báo cáo và công khai tuyển sinh đào tạo liên thông
1. Thẩm quyền quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có thẩm quyền ban hành quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định này. Quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông phải nêu rõ tên ngành, trình độ và hình thức đào tạo liên thông, đối tượng và hình thức tuyển sinh.
...
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông của cơ sở giáo dục đại học là Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.
Người dự tuyển liên thông phải có các văn bằng gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều kiện của người dự tuyển liên thông
1. Người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.
2. Người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng dưới đây:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe, trong đó người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt; người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.
Như vậy, người dự tuyển liên thông phải đảm bảo các điều kiện theo quy định về tuyển sinh đại học và có một trong các văn bằng sau đây:
* Đối với bằng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp:
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc;
- Bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng;
* Đối với bằng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp:
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc
- Bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng
* Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe
- Bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe
Trong đó người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt; người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?
- Cách viết kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong bản kiểm điểm cuối năm 2024?
- Top 05 mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về những vấn đề tiêu cực trong giới trẻ hiện nay? Có mấy kiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 12?