Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?

Khi nào cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục?

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục;

- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Nghị định này;

- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục đề nghị hoạt động giáo dục trở lại của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài?

Căn cứ tại Điều 50 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục đề nghị hoạt động giáo dục trở lại của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Bước 1: Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép hoạt động trở lại khi khắc phục được vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

Hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại bao gồm:

- Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, trong đó nêu rõ kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

Người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoạt động giáo dục trở lại.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động trở lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

Điều kiện cho phép cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động giáo dục là gì?

Căn cứ tại Điều 45 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì điều kiện cho phép cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động giáo dục như sau:

- Có quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

- Có vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo đáp ứng quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.

Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 46 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

(1). Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

(2). Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài.

(3). Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.

(4). Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

(5). Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, đồng thời gửi kèm:

- Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

- Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

- Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

- Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

- Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

- Quy chế đào tạo;

- Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);

- Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

- Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

- Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

Hoạt động giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
9 khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập tại TP HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
VioEdu trong hoạt động giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm gì khi lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;