04:00 | 24/11/2024

Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?

Viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật thì cơ sở giáo dục có được cho phép ký hợp đồng thỉnh giảng không? Hợp đồng thỉnh giảng được quy định như thế nào?

Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?

Căn cứ theo Điều 13 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Quyền của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác
1. Không để cán bộ, công chức, viên chức ký hợp đồng thỉnh giảng khi họ thuộc vào một trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
c) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm hoặc năm học liền trước.
2. Hằng năm, cơ quan, tổ chức xác định và thông báo công khai số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia hoạt động thỉnh giảng.

Như vậy, cơ sở giáo dục không để cán bộ, viên chức ký hợp đồng thỉnh giảng khi họ đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật.

Viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật thì cơ sở giáo dục có được ký hợp đồng thỉnh giảng không?

Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không? (Hình ảnh từ Internet)

Hợp đồng thỉnh giảng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT có quy định về hợp đồng thỉnh giảng như sau:

(1) Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức

- Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương 17 Bộ luật Dân sự 2005. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.

- Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

(2) Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức

- Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.

- Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương 17 Bộ luật Dân sự 2005.

Hoạt động thỉnh giảng được thực hiện theo các nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 4 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44 /2011/TT-BGDĐT nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục như sau:

- Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quan hệ dân sự đã được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và những quy định của pháp luật về lao động, Luật Giáo dục 2019.

- Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.

- Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đã được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.

- Trong trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.

Trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng là gì?

Căn cứ Điều 10 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44 /2011/TT-BGDĐT có quy định về trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng như sau:

- Xây dựng, thông báo công khai kế hoạch thỉnh giảng vào đầu năm học.

- Xác định cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo thỉnh giảng và yêu cầu của cơ sở thỉnh giảng, tổ chức giao kết hợp đồng thỉnh giảng. Công khai danh sách nhà giáo thỉnh giảng.

- Thực hiện nghĩa vụ của cơ sở thỉnh giảng được quy định tại hợp đồng thỉnh giảng. Tạo điều kiện để nhà giáo thỉnh giảng sử dụng thiết bị, phương tiện làm việc của cơ sở giáo dục để thực hiện hợp đồng thỉnh giảng.

- Thực hiện các quy định về quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động thỉnh giảng.

- Xác nhận kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng. Thông báo kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng đến cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ thỉnh giảng.

Giáo viên thỉnh giảng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên thỉnh giảng là công chức, viên chức được Tổng Kiểm toán Nhà nước công nhận khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương của giáo viên thỉnh giảng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thỉnh giảng dạy bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên phải có bằng đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thỉnh giảng ký hợp đồng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 55

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;