Cơ quan nào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp?
Cơ quan nào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 15/2019/NĐ-CP về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp như sau:
[1] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
[2] Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Cơ quan nào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2019/NĐ-CP, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Nghị định 15/2019/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và thực hiện nhiệm vụ sau đây:
(1) Xây dựng và ban hành danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề trọng điểm quốc gia; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề do cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
(2) Quản lý Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và trình độ giáo dục nghề nghiệp của các khung trình độ quốc gia khác.
(3) Quy định hệ thống biểu mẫu tối thiểu trong đào tạo; mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp ở các cấp trình độ; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp.
(4) Quy định về đào tạo thường xuyên; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định việc đưa học sinh, sinh viên Việt Nam đi đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài và tiếp nhận người nước ngoài vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.
(5) Quy định chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiêu chí đánh giá người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
- Hướng dẫn kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp và tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
(6) Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên; quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, giáo dục thể chất, y tế học đường, hoạt động văn hóa, văn nghệ, bảo vệ môi trường và công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy định về lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Hướng dẫn về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ban hành quy chế quản lý, cấp phát chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Hướng dẫn về chính sách học bổng, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
(7) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đình chỉ hoạt động kiểm định; trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định; tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, chu kỳ kiểm định; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên; đánh giá cấp thẻ, quản lý và cấp, thu hồi thẻ kiểm định viên, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên; quy định về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thiết lập cơ chế bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp và xây dựng, vận hành khung bảo đảm chất lượng nghề nghiệp quốc gia.
Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trực tuyến và đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
(8) Phối hợp với bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và công nhận tương đương chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
(9) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giáo dục nghề nghiệp.
(10) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
(11) Quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
(12) Hướng dẫn việc tổ chức hội giảng, hội thi các cấp; tổ chức hội giảng, hội thi cấp quốc gia và tham gia hội thi tay nghề khu vực và thế giới.
(13) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
(14) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của UBND các cấp được quy định ra sao?
* Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Nghị định 15/2019/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và thực hiện nhiệm sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp của địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc.
- Chỉ đạo tổ chức đào tạo các ngành, nghề chất lượng cao. Tổ chức xây dựng, phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật; định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng đối với các ngành, nghề do địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo. Đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
- Quản lý hoặc phân cấp quản lý trường cao đẳng, trường trung cấp trực thuộc và quản lý theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo và chức danh lãnh đạo quản lý giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức và nhân sự đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
- Chỉ đạo triển khai hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đặt hàng đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp và hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
(Theo Điều 6 Nghị định 15/2019/NĐ-CP)
* Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định tại Nghị định 15/2019/NĐ-CP.
(Theo Điều 7 Nghị định 15/2019/NĐ-CP)
* Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp trên về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn xã theo quy định tại Nghị định 15/2019/NĐ-CP.
(Theo Điều 8 Nghị định 15/2019/NĐ-CP)
- Mẫu 03 đoạn văn kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em? Tiếng Việt có phải môn bắt buộc?
- Mẫu viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu thích môn Ngữ văn lớp 7? Các văn bản nào bắt buộc phải có ở cấp 2?
- Tóm tắt Môn Lịch sử lớp 12 sử bài 3 các nước Đông Bắc Á? Yêu cầu cần đạt trong bối cảnh mở cửa kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến hiện tại?
- Mẫu viết đoạn văn về một câu chuyện em thích lớp 4? Các kiểu văn bản mà học sinh lớp 4 được học là gì?
- Tổng hợp đáp án chính xác cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS và THPT năm 2024 2025?
- Tổng hợp bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm đầy đủ nhất?
- Còn bao nhiêu cái chủ nhật nữa đến Tết Dương lịch và Âm lịch 2025? Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ Tết Dương lịch mấy ngày?
- Bài tập luyện IOE cấp huyện cấp tỉnh mới nhất? Mục tiêu của giáo dục là gì?
- Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên mẫu 02 là mẫu nào? Giáo viên dạy cấp THPT tự nguyện vào Đảng được không?
- Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường em? Mục tiêu chương trình giáo dục là gì?