Có mấy tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học?

Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học dựa trên các tiêu chuẩn nào?

Có mấy tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học?

Căn cứ tại Chương 2 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT thì sẽ có 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học cụ thể như sau:

* Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

- Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với Mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018.

- Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

- Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, Điều chỉnh và được công bố công khai.

* Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

- Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật.

- Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.

- Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương các học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

* Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

- Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.

- Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng.

- Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và có tính tích hợp.

* Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

- Triết lý giáo dục hoặc Mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan.

- Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra.

- Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.

* Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

- Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra.

- Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học.

- Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.

- Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học tập.

- Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập.

* Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

- Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, Điều chuyển được xác định và phổ biến công khai.

- Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và được đánh giá.

- Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

- Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

* Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

- Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, Điều chuyển được xác định và phổ biến công khai.

- Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá.

- Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

- Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

* Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

- Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật.

- Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng và được đánh giá.

- Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học.

- Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làm của người học.

- Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học.

* Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

- Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

- Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

- Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

- Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập trực tuyến) phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

- Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

* Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

- Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình dạy học.

- Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được xác lập, được đánh giá và cải tiến.

- Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra.

- Các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để cải tiến việc dạy và học.

- Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá và cải tiến.

- Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được đánh giá và cải tiến.

* Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

- Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

- Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

- Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

- Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

- Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ra sao?

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ra sao? (Hình từ Internet)

Thang đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ra sao?

Theo quy định tại Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT thì thang đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học như sau:

- Việc đánh giá từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn sử dụng thang 7 mức, trong đó:

+ Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay;

+ Mức 2: Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục;

+ Mức 3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu;

+ Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí;

+ Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí;

+ Mức 6: Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí;

+ Mức 7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.

- Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu, từ mức 4 đến mức 7 là đạt yêu cầu.

Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT thì mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học như sau:

- Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.

- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.

- Các tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà họ quan tâm.

Giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở để xác định thời gian đào tạo của cơ sở giáo dục đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục đại học năm học 2024 - 2025 có ứng dụng công nghệ số và AI hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
4 năm học đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học trong các hoạt động nghiên cứu của giáo dục đại học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là liên kết đào tạo? Có mấy hình thức liên kết đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng như thế nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;