Có mấy mức độ đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học?

Theo quy định thì thang đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học có mấy mức?

Có mấy mức độ đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học?

Theo quy định tại Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT thì thang đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học như sau:

- Việc đánh giá từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn sử dụng thang 7 mức, trong đó:

+ Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay;

+ Mức 2: Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục;

+ Mức 3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu;

+ Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí;

+ Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí;

+ Mức 6: Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí;

+ Mức 7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.

- Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu, từ mức 4 đến mức 7 là đạt yêu cầu.

Thang đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ra sao?

Thang đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ra sao? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục đại học được lựa chọn phương án đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT quy định về cơ sở giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học tùy từng chương trình đào tạo cụ thể mà có thể lựa chọn theo một hoặc một số phương án đánh giá sau:

- Theo tiêu chuẩn của các tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế uy tín, có tên trong danh Mục các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của quốc tế được Việt Nam công nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố;

- Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo cụ thể do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Theo tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT.

Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là gì?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT thì đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học được quy định như sau:

Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

- Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

- Bản mô tả chương trình đào tạo;

- Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học;

- Phương pháp tiếp cận trong dạy và học;

- Đánh giá kết quả học tập của người học;

- Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên;

- Đội ngũ nhân viên;

- Người học và hoạt động hỗ trợ người học;

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị;

- Nâng cao chất lượng và kết quả đầu ra.

Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học?

Theo quy định tại Chương 2 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT thì có 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, cụ thể là các tiêu chuẩn sau đây:

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT thì mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học như sau:

- Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.

- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.

- Các tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà họ quan tâm.

Giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục đại học năm học 2024 - 2025 có ứng dụng công nghệ số và AI hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
4 năm học đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học trong các hoạt động nghiên cứu của giáo dục đại học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là liên kết đào tạo? Có mấy hình thức liên kết đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;