Có mấy hình thức liên thông thư viện trường tiểu học với các trường học khác?
Có mấy hình thức liên thông thư viện trường tiểu học?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT, hình thức liên thông thư viện trường tiểu học
Hình thức liên thông thư viện
a) Tài nguyên thông tin số: Các thư viện trong nhóm thực hiện chia sẻ cơ sở dữ liệu biểu ghi, mục lục tài nguyên thông tin số theo các cấp độ được tổ chức theo cấu trúc nghiệp vụ thư viện và quyền truy cập cơ sở dữ liệu;
b) Tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn: Các thư viện trong nhóm thực hiện việc luân chuyển tài nguyên thông tin như sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo, báo, tạp chí, truyện, tranh ảnh giáo dục và tài liệu khác định kỳ theo học kỳ,
Như vậy, có 2 hình thức liên thông thư viện trường tiểu học gồm:
- Tài nguyên thông tin số
- Tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn
Có mấy hình thức liên thông thư viện trường tiểu học với các trường học khác? (Hình từ Internet)
Liên thông thư viện là nội dung hoạt động thư viện mức độ mấy tại trường tiểu học?
Căn cứ Điều 13 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chuẩn về hoạt động thư viện
1. Tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 1
...
b) Nội dung hoạt động thư viện
...
- Các hoạt động hỗ trợ học tập, kết nối, bao gồm: Tra cứu theo chủ đề; viết, vẽ, giao lưu cùng tác giả, họa sỹ, khách mời trong lĩnh vực sách thiếu nhi; làm việc nhóm; tương tác giữa các khối lớp; tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm chia sẻ sách, tài liệu về truyền thống, văn hóa và lịch sử địa phương;
- Các hoạt động tương tác và phát triển nghiệp vụ cho giáo viên, bao gồm: Giới thiệu danh mục tài liệu phù hợp theo môn học hoặc chủ đề; tư vấn cho giáo viên trong việc sử dụng tài nguyên thông tin để thiết kế bài giảng;
c) Liên thông thư viện: Thư viện trường tiểu học thực hiện liên thông thư viện theo quy định tại Điều 4 của văn bản này.
2. Tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 2
...
b) Nội dung hoạt động thư viện:
- Hoạt động tiết đọc tại thư viện bảo đảm tối thiểu 02 tiết/học kỳ/lớp, nội dung do Hiệu trưởng trường tiểu học quy định phù hợp với chương trình giáo dục;
- Hoạt động tiết học tại thư viện bảo đảm tối thiểu 01 tiết/học kỳ/môn học hoặc liên môn do Hiệu trưởng trường tiểu học quy định phù hợp với chương trình giáo dục;
- Bảo đảm tỷ lệ 100% giáo viên và tối thiểu 80% học sinh toàn trường đọc sách tại thư viện và mượn sách về nhà hằng năm;
c) Liên thông thư viện: Thực hiện liên thông thư viện bằng hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn hoặc chia sẻ tài nguyên thông tin số theo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học.
Theo đó, tại các trường tiểu học, liên thông thư viện là nội dung hoạt động thư viện của cả mức độ 1 và mức độ 2, trong đó:
- Tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 1: Thư viện trường tiểu học thực hiện liên thông thư viện theo quy định tại Điều 4 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT.
- Tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 2: Theo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học trong thực hiện liên thông thư viện bằng hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn hoặc chia sẻ tài nguyên thông tin số.
Cơ chế liên thông thư viện áp dụng đối với thư viện trường tiểu học ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT, cơ chế liên thông thư viện áp dụng đối với thư viện trường tiểu học như sau:
(1) Thư viện chủ trì liên thông
- Được chỉ định là đầu mối liên kết các thư viện trong nhóm để điều tiết, phối hợp bổ sung, cập nhật và chia sẻ tài nguyên thông tin.
Thư viện chủ trì được ưu tiên đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định;
- Có trách nhiệm duy trì và phát triển hệ thống tài nguyên thông tin số dùng chung; hỗ trợ quản lý dữ liệu cho các thư viện trong nhóm; là đầu mối trao đổi tài nguyên thông tin, cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin số và khai thác hệ thống; kiểm soát chất lượng biểu ghi; chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hóa các biểu ghi của các thư viện trong nhóm; hướng dẫn, hỗ trợ các thư viện trong nhóm về chuyên môn, nghiệp vụ;
(2) Các thư viện tham gia liên thông có trách nhiệm chia sẻ, đóng góp tài nguyên thông tin của thư viện cho nhóm dùng chung theo điều lệ, quy chế liên thông; tham gia xây dựng quy chế về mức độ chia sẻ, quyền truy cập của người sử dụng thư viện; sử dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các thư viện khác phục vụ người sử dụng.
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?
- Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?
- WWW là gì? WWW ra đời năm nào? Học sinh ở lớp mấy thì bắt đầu học môn Tin học?
- Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
- Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Anh lớp 5 có những kiến thức ngôn ngữ gì?
- Tổng hợp đề thi môn Tiếng Anh lớp 7 học kì 1 đi kèm đáp án mới nhất 2025? Môn Tiếng Anh có mục tiêu chung là gì?
- Top 03 đề thi môn Tin học lớp 7 cuối kì 1 có đáp án? Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên môn Tin học lớp 7 cần làm gì?