13:05 | 20/10/2024

Có được dùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để thi tuyển giáo viên?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có được dùng để thi tuyển giáo viên hay không?

Có được dùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để thi tuyển giáo viên?

Căn cứ Mục I Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về mục đích ban hành chương trình bồi dưỡng như sau:

Mục đích ban hành chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở (THCS), giáo viên trung học phổ thông (THPT) là căn cứ để các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT theo quy định.

Như vậy, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được cấp cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên.

Cho nên, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được dùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để thi tuyển giáo viên.

Có được dùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để thi tuyển giáo viên?

Có được dùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để thi tuyển giáo viên? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chương trình bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về năng lực dạy học là gì?

Căn cứ Mục II Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình bồi dưỡng như sau:

- Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT;

- Xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục;

- Tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT;

- Xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gồm bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung chương trình như sau:

Nội dung chương trình
1. Cấu trúc và thời lượng chương trình
1.1. Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
1.2. Thời lượng chương trình
- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).
- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.
...

Như vậy, thời lượng chương trình bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm gồm 34 tín chỉ trong đó: 17 tín chỉ khối học phần chung và 17 tín chỉ học phần nhánh.

Đối tượng đăng kí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT?

Căn cứ Mục II Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về đói tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Như vậy, những đối tượng sau đây được đăng kí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT:

- Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.

- Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Nghiệp vụ sư phạm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để thi tuyển giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 231

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;