Cơ cấu khối công trình trường tiểu học đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục gồm những gì?
- Cơ cấu khối công trình trường tiểu học đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục gồm những gì?
- Cơ cấu khối công trình trường tiểu học không còn đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục xử lí thế nào?
- Trường tiểu học khi hết thời hạn bị đình chỉ vẫn không đáp ứng yêu cầu về cơ cấu khối công trình giải quyết thế nào?
Cơ cấu khối công trình trường tiểu học đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, cơ cấu khối công trình trường tiểu học đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục gồm:
- Hàng rào bảo vệ khuôn viên trường; cổng trường; biển tên trường; phòng học; phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng; văn phòng; phòng họp, phòng giáo viên; thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng máy tính; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế trường học; phòng bảo vệ;
- Phòng giáo dục nghệ thuật; phòng học nghe nhìn; phòng tham vấn học sinh; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập; phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng;
- Khu vệ sinh cho giáo viên, học sinh, học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước bảo đảm vệ sinh; khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên; khu đất làm sân chơi có diện tích không dưới 30% diện tích khu đất của trường, bảo đảm an toàn cho học sinh;
- Khu nhà ăn, nhà nghỉ bảo đảm điều kiện sức khỏe cho học sinh học bán trú.
Thêm vào đó, một số nhóm điều kiện chính để trường tiểu học đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP bao gồm như sau:
- Có quyết định về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
- Đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. (Điều kiện về cơ cấu khối công trình trường tiểu học nằm trong nhóm này)
- Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho người học, người dạy và người lao động.
- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với giáo dục tiểu học.
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
Cơ cấu khối công trình trường tiểu học đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu khối công trình trường tiểu học không còn đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục xử lí thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học như sau:
Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 của Nghị định này và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
...
Theo đó, khi cơ cấu khối công trình trường tiểu học không còn đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
Trường tiểu học khi hết thời hạn bị đình chỉ vẫn không đáp ứng yêu cầu về cơ cấu khối công trình giải quyết thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về giải thể trường tiểu học như sau:
Giải thể trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường tiểu học;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể đối với trường tiểu học công lập, cho phép giải thể đối với trường tiểu học tư thục.
3. Hồ sơ gồm:
a) Trường tiểu học giải thể theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;
- Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
...
Theo đó, khi trường tiểu học khi hết thời hạn bị đình chỉ vẫn không đáp ứng yêu cầu về cơ cấu khối công trình, trường tiểu học sẽ bị giải thể. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể đối với trường tiểu học công lập, cho phép giải thể đối với trường tiểu học tư thục.
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Công thức hóa học của rượu là gì? Học sinh sử dụng rượu có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Công thức Heron là gì? Quy định độ tuổi học sinh THPT?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?