Có các hình thức đào tạo trình độ đại học nào? Phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học gồm các phương thức nào?
Có các hình thức đào tạo trình độ đại học nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về hình thức đào tạo trình độ đại học như sau:
Hình thức đào tạo
1. Đào tạo chính quy:
a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
2. Đào tạo vừa làm vừa học:
a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
3. Đối với các ngành đào tạo ưu tiên phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn thực hiện các hình thức đào tạo phù hợp.
Như vậy, có 2 hình thức đào tạo trình độ đại học là:
- Đào tạo chính quy;
- Đào tạo vừa làm vừa học.
Có các hình thức đào tạo trình độ đại học nào? Phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học gồm các phương thức nào? (Hình từ Internet)
Phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học gồm các hình thức nào?
Tại Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học gồm:
- Đào tạo theo niên chế:
+ Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
+ Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
- Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
- Đào tạo theo tín chỉ:
+ Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
+ Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
+ Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
* Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
- Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
- Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
- Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Liên kết đào tạo trình độ đại học không được thực hiện đối với các ngành nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Liên kết đào tạo
1. Liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Không thực hiện việc liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo:
a) Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định;
b) Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu chương trình đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành;
c) Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;
d) Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo;
đ) Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không áp dụng điểm a, điểm b khoản này, nhưng chỉ được liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục thuộc cùng bộ quản lý trực tiếp và phải có văn bản giao nhiệm vụ liên kết đào tạo của bộ quản lý trực tiếp.
...
Như vậy, liên kết đào tạo trình độ đại học không được thực hiện đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?