Chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng cho học sinh lớp mấy trong năm học 2024 2025?

Áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh lớp mấy trong năm học 2024 2025?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng cho học sinh lớp mấy trong năm học 2024 2025?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Vậy, chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong năm học 2024 2025.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng cho học sinh lớp mấy trong năm học 2024 2025?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng cho học sinh lớp mấy trong năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)

Học sinh có bao nhiêu năng lực đặc thù theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018?

Theo Chương trình giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, học sinh có 7 năng lực đặc thù theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năng lực đặc thù cũng là mtj phần tạo nên năng lực cốt lõi của học sinh.

7 năng lực đặ thù gồm:

- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực tính toán

- Năng lực khoa học

- Năng lực công nghệ

- Năng lực tin học

- Năng lực thẩm mĩ

- Năng lực thể chất

Năng lực đặc thù của học sinh cần đạt những yêu cầu gì?

Căn cứ Mục 9 Chương trình giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh như sau:

(1) Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.

- Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.

(2) Năng lực tính toán

Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức kiến thức toán học;

- Tư duy toán học;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.

(3) Năng lực khoa học

Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức khoa học;

- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là:

Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).

Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).

Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).

(4) Năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức công nghệ;

- Giao tiếp công nghệ;

- Sử dụng công nghệ;

- Đánh giá công nghệ;

- Thiết kế kĩ thuật.

Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.

(5) Năng lực tin học

Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

- Hợp tác trong môi trường số.

Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.

(6) Năng lực thẩm mĩ

Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;

- Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;

- Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.

Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.

(7) Năng lực thể chất

Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Chăm sóc sức khỏe;

- Vận động cơ bản;

- Hoạt động thể dục thể thao.

Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo.

Chương trình giáo dục phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn? Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải toàn bộ mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm mới nhất 2024? Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức ban hành Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học theo Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp giáo dục phổ thông được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục phổ thông bao gồm những cấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức tiết học của học sinh trung học cơ sở theo chương trình 2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học Chương trình mới thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung cốt lõi môn Lịch sử giai đoạn định hướng nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 giáo dục vật lí được thực hiện ở ba cấp học thế nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;