Chương trình giáo dục mầm non yêu cầu kiểm tra sức khỏe trẻ em tối thiểu mấy lần trong năm?
- Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên những quan điểm nào?
- Trong chương trình giáo dục mầm non thì yêu cầu phải kiểm tra sức khỏe trẻ em mấy lần trong năm?
- Quản lý chuyên môn tại trường mầm non sẽ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non như thế nào?
- Trong chương trình giáo dục mầm non thì hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em cần có hồ sơ gì?
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên những quan điểm nào?
Căn cứ theo Phần 1 Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT), thì chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên những quan điểm sau:
[1] Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sự phát triển của trẻ, làm căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng cho cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục mầm non.
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, có kế thừa những ưu việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
[2] Chương trình giáo dục mầm non bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo với nhau, liên thông với chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.
[3] Chương trình quy định những nội dung giáo dục áp dụng đối với mọi trẻ em mầm non, đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ em mầm non và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non.
Chương trình giáo dục mầm non yêu cầu kiểm tra sức khỏe trẻ em tối thiểu mấy lần trong năm? (Hình từ Internet)
Trong chương trình giáo dục mầm non thì yêu cầu phải kiểm tra sức khỏe trẻ em mấy lần trong năm?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT, thì chương trình giáo dục mầm non được thực hiện như sau:
- Căn cứ chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cơ sở giáo dục mầm non độc lập xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nhu cầu của trẻ; bảo đảm tổ chức đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; linh hoạt tổ chức các hoạt động vui chơi, tập thể, giao lưu, trải nghiệm cho trẻ hằng ngày.
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe trẻ em: tối thiểu 01 lần trong một năm học.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trên các biểu đồ tăng trưởng theo quy định: mỗi tháng 01 lần đối với trẻ em dưới 24 tháng, 03 tháng 01 lần đối với trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ em theo quy định.
- Đối với trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo quy định về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật.
Như vậy, đối chiếu vào quy định trên thì trong chương trình giáo dục mầm non thì yêu cầu phải kiểm tra sức khỏe trẻ em sẽ phải tối thiếu 1 lần trong năm đối với trẻ em dưới 24 tháng, 03 tháng 01 lần đối với trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên.
Quản lý chuyên môn tại trường mầm non sẽ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý chuyên môn như sau:
Theo đó, quản lý chuyên môn của lớp mẫu giáo độc lập quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non, bao gồm:
- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo chương trình giáo dục mầm non;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của giáo viên, nhân viên tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập;
- Đề xuất phân công giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
- Xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn; tổ chức hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên;
- Tham gia đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động chuyên môn, hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chuyên môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được thỏa thuận trong Hợp đồng Lao động với chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Trong chương trình giáo dục mầm non thì hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em cần có hồ sơ gì?
Căn cứ theo Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT, thì trong chương trình giáo dục mầm non thì hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em cần có:
- Đơn xin học của cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em; Giấy khai sinh;
- Sổ quản lý trẻ em;
- Sổ kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
- Sổ tính khẩu phần ăn của trẻ;
- Sổ quản lý giáo viên, nhân viên;
- Sổ quản lý tài sản, tài chính;
- Sổ hoạt động chuyên môn.
*Lưu ý: Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục mầm non độc lập và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
>>> Tải về xem chi tiết phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT
- Bài tập về các thì trong Tiếng Anh có đáp án? Môn Tiếng Anh có những đặc điểm gì?
- Mẫu tranh tập tô màu Công chúa Lọ Lem? Tuổi đi học của trẻ em mầm non là mấy tuổi?
- Hướng dẫn luyện chữ đẹp đúng cách? Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
- Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn Ninh Bình 2025 như thế nào? Dự kiến phương thức tuyển sinh lớp 10?