Chứng chỉ VSTEP là gì? Thi chứng chỉ VSTEP ở đâu?
Chứng chỉ VSTEP là gì?
Chứng chỉ VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tương đương với các trình độ từ A1 đến C2 theo Khung tham chiếu châu Âu (CEFR).
Cụ thể được nêu tại Mục III Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT như sau:
Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (KNLNNVN) được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.
KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR):
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, mô tả chi tiết các cấp độ năng lực ngoại ngữ từ Bậc 1 đến Bậc 6. Để đánh giá chính xác năng lực tiếng Anh theo khung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai kỳ thi cấp chứng chỉ VSTEP.
Chứng chỉ VSTEP là gì? Thi chứng chỉ VSTEP ở đâu? (Hình từ Internet)
Thi chứng chỉ VSTEP ở đâu?
Chứng chỉ VSTEP được tổ chức thi và cấp bởi các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ủy quyền (hay còn gọi là thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc).
Tính đến thời điểm tháng 4/2024, Cục Quản lý chất lượng công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm 34 đơn vị.
Dưới đây là danh sách 34 đơn vị tổ chức thi chứng chỉ VSTEP được sắp xếp theo các khu vực như, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và khu vực khác:
(1) Tại Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Học viện An ninh Nhân dân
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trường Đại học Thương mại
- Học viện Khoa học Quân sự
- Học viện Cảnh sát Nhân dân
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại thương
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Ngân hàng
- Trường Đại học Phenikaa
(2) Tại TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sài Gòn
(3) Tại các khu vực khác
- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (Huế)
- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (Đà Nẵng)
- Đại học Thái Nguyên (Thái Nguyên)
- Trường Đại học Cần Thơ (Cần Thơ)
- Trường Đại học Vinh (Nghệ An)
- Trường Đại học Trà Vinh (Trà Vinh)
- Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định)
- Trường Đại học Tây Nguyên (Đắk Lắk)
- Trường Đại học Công Thương (Bình Dương)
- Trường Đại học Nam Cần Thơ (Cần Thơ)
- Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai)
- Trường Đại học Đồng Tháp (Đồng Tháp)
- Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng)
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam được mô tả theo từng bậc như thế nào?
Căn cứ Mục IV Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT có quy định Mô tả tổng quát Nội dung Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam như sau:
Các bậc | Mô tả tổng quát |
Bậc 1 | Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. |
Bậc 2 | Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu. |
Bậc 3 | Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình. |
Bậc 4 | Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau. |
Bậc 5 | Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết. |
Bậc 6 | Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp. |
- Mẫu viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu thích môn Ngữ văn lớp 7? Các văn bản nào bắt buộc phải có ở cấp 2?
- Tóm tắt Môn Lịch sử lớp 12 sử bài 3 các nước Đông Bắc Á? Yêu cầu cần đạt trong bối cảnh mở cửa kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến hiện tại?
- Mẫu viết đoạn văn về một câu chuyện em thích lớp 4? Các kiểu văn bản mà học sinh lớp 4 được học là gì?
- Tổng hợp đáp án chính xác cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS và THPT năm 2024 2025?
- Tổng hợp bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm đầy đủ nhất?
- Còn bao nhiêu cái chủ nhật nữa đến Tết Dương lịch và Âm lịch 2025? Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ Tết Dương lịch mấy ngày?
- Bài tập luyện IOE cấp huyện cấp tỉnh mới nhất? Mục tiêu của giáo dục là gì?
- Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên mẫu 02 là mẫu nào? Giáo viên dạy cấp THPT tự nguyện vào Đảng được không?
- Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường em? Mục tiêu chương trình giáo dục là gì?
- Mẫu đoạn văn nghị luận 200 chữ về tinh thần ham học lớp 9? Quyền của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân là gì?