Chứng chỉ VSTEP dùng để làm gì? Chứng chỉ VSTEP có thời hạn bao lâu?
Chứng chỉ VSTEP dùng để làm gì?
Chứng chỉ VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Căn cứ Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, mô tả chi tiết các cấp độ năng lực ngoại ngữ từ Bậc 1 đến Bậc 6. Để đánh giá chính xác năng lực tiếng Anh theo khung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai kỳ thi VSTEP.
Chứng chỉ VSTEP có thời hạn bao lâu?
Hiện nay Chứng chỉ VSTEP không ghi rõ thời hạn sử dụng trên phôi bằng, do đó về nguyên tắc, chứng chỉ này có giá trị sử dụng vô thời hạn. Tuy nhiên tại Mục 1 Công văn 3755/BGDĐT-GDTX năm 2016 về quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có nêu nội dung như sau:
1. Về việc quy đổi đối với trình độ ngoại ngữ
Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức và viên chức được quy định trong các Thông tư về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014).
Trong khi chờ xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để tổ chức, triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu 10 đơn vị được tổ chức rà soát, thi, cấp giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh tương đương 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tại các thông báo số 826/TB-BGDĐT ngày 05/8/2011; số 896/TB-BGDĐT ngày 24/8/2011; số 42/TB-BGDĐT 11/01/2013). Về việc xem xét mức độ tương đương của chứng chỉ tiếng Anh thực hành A, B, C ban hành theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 với Khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014 gửi Bộ Nội vụ (văn bản kèm theo). Ngoài ra, các sở giáo dục và đào tạo cũng có thể xem xét các chứng chỉ khác như TOEFL, IELTS hoặc TOEIC... để đánh giá năng lực tiếng Anh của cán bộ, công chức và viên chức.
Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc.
Theo đó, chứng chỉ VSTEP có thời hạn bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào đơn vị yêu cầu chứng chỉ VSTEP.
Trên thực thế một số đơn vị có thể yêu cầu chứng chỉ VSTEP được cấp trong một khoảng thời gian nhất định, thường từ 1,5 đến 2 năm, để đảm bảo năng lực ngoại ngữ của người sử dụng đáp ứng yêu cầu công việc.
Do đó, mặc dù chứng chỉ VSTEP không có thời hạn cố định, việc sử dụng và chấp nhận chứng chỉ này phụ thuộc vào quy định của từng đơn vị hoặc tổ chức. Trước khi sử dụng chứng chỉ VSTEP cho mục đích cụ thể người sử dụng nên kiểm tra yêu cầu về thời hạn hiệu lực của chứng chỉ từ phía đơn vị hoặc tổ chức liên quan.
Hiện nay có những đơn vị nào tổ chức thi chứng chỉ VSTEP?
Tính đến thời điểm tháng 4/2024, Cục Quản lý chất lượng công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm 34 đơn vị, cụ thể gồm:
1- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
2- Trường Đại học Hà Nội
3- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4- Học viện An ninh Nhân dân (Hà Nội)
5- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
6- Trường Đại học Thương mại (Hà Nội)
7- Học viện Khoa học Quân sự (Hà Nội)
8- Học viện Cảnh sát Nhân dân (Hà Nội)
9- Đại học Bách khoa Hà Nội
10- Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội)
11- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội)
12- Học viện Ngân hàng (Hà Nội)
13- Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội)
14- Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
15- Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
16- Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh)
17- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM
18- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
19- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
20- Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
21- Trường Đại học Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)
22- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (Huế)
23- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (Đà Nẵng)
24- Đại học Thái Nguyên (Thái Nguyên)
25- Trường Đại học Cần Thơ (Cần Thơ)
26- Trường Đại học Vinh (Nghệ An)
27- Trường Đại học Trà Vinh (Trà Vinh)
28- Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định)
29- Trường Đại học Tây Nguyên (Đắk Lắk)
30- Trường Đại học Công Thương (Bình Dương)
31- Trường Đại học Nam Cần Thơ (Cần Thơ)
32- Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai)
33- Trường Đại học Đồng Tháp (Đồng Tháp)
34- Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng)
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
- Mẫu viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu thích môn Ngữ văn lớp 7? Các văn bản nào bắt buộc phải có ở cấp 2?
- Tóm tắt Môn Lịch sử lớp 12 sử bài 3 các nước Đông Bắc Á? Yêu cầu cần đạt trong bối cảnh mở cửa kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến hiện tại?
- Mẫu viết đoạn văn về một câu chuyện em thích lớp 4? Các kiểu văn bản mà học sinh lớp 4 được học là gì?
- Tổng hợp đáp án chính xác cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS và THPT năm 2024 2025?
- Tổng hợp bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm đầy đủ nhất?
- Còn bao nhiêu cái chủ nhật nữa đến Tết Dương lịch và Âm lịch 2025? Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ Tết Dương lịch mấy ngày?
- Bài tập luyện IOE cấp huyện cấp tỉnh mới nhất? Mục tiêu của giáo dục là gì?
- Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên mẫu 02 là mẫu nào? Giáo viên dạy cấp THPT tự nguyện vào Đảng được không?
- Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường em? Mục tiêu chương trình giáo dục là gì?
- Mẫu đoạn văn nghị luận 200 chữ về tinh thần ham học lớp 9? Quyền của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân là gì?