20:50 | 04/10/2024

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các cấp?

Theo quy định hiện nay thì chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THCS, THPT và tiểu học và đại học ra sao?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Luật Giáo dục 2019, thì chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học là loại chứng chỉ để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

Bên cạnh đó việc cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được quy định tại Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:

- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định

- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT.

Như vậy, có thể hiểu rằng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là chứng chỉ chứng minh cá nhân đó đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm.

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các cấp?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các cấp? (Hình từ Internet)

Giảng viên thỉnh giảng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đúng không?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

Quy định về đội ngũ giảng viên
1. Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học trở lên.
3. Có tối thiểu 30% giảng viên cơ hữu trở lên có chuyên môn đào tạo về sư phạm hoặc giáo dục học hoặc quản lý giáo dục hoặc tâm lý học giáo dục.

Như vậy, có thể thấy rằng giảng viên thỉnh giảng để giảng thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng.

Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông và tiểu học và đại học ra sao?

Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục được quy định của thể tại Mục IV Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT như sau:

[1] Cấu trúc và thời lượng chương trình

* Cấu trúc chương trình

Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).

* Thời lượng chương trình

- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).

- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.

[2] Khối học phần chung (phần A)

Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.

(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

[3] Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C)

Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.

Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.

Đối với chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học

Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục được quy định của thể tại Mục IV Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT như sau:

* Khối lượng chương trình

Tổng số: 35 tín chỉ, trong đó:

- Phần bắt buộc (BB): 31 tín chỉ.

- Phần tự chọn (TC): 04 tín chỉ.

(01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

* Nội dung phần bắt buộc: Tối thiểu (31 tín chỉ).

* Nội dung phần tự chọn: Chọn 02 học phần trong 07 học phần theo quy định

Đối với nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học thì nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được quy định của thể tại Mục II Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT như sau:

* Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ

Trong đó bao gồm:

- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.

- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ

* Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ

Nghiệp vụ sư phạm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để thi tuyển giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 973

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;