Chứng chỉ Cambridge là gì? Học thạc sĩ cần chứng chỉ Cambridge ít nhất bao nhiêu điểm?

Hiểu như thế nào về chứng chỉ Cambridge? Học thạc sĩ cần có chứng chỉ Cambridge ít nhất bao nhiêu điểm?

Chứng chỉ Cambridge là gì?

Chứng chỉ Cambridge là chứng chỉ được cấp khi hoàn thành kì thi Anh ngữ Cambridge (Cambridge English Language Assessment) là một hệ thống câu hỏi kiểm tra kỹ năng tiếng Anh với nhiều cấp độ, nhằm đánh giá trình độ và khả năng sử dụng ngoại ngữ của người thi một cách khách quan nhất, qua đó cấp chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế.

Kỳ thi được đảm trách bởi Hội Đồng Khảo Thí Tiếng Anh Trường Đại Học Cambridge (Cambridge ESOL), một bộ phận của Trường Đại Học Cambridge tại Vương Quốc Anh, và là một nhánh của Cambridge Assessment, một tổ chức uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đánh giá chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT thì chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là văn bản xác nhận kết quả thi năng lực ngoại ngữ do cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cấp cho người dự thi. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không phải là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Chứng chỉ Cambridge là gì? Học thạc sĩ cần chứng chỉ Cambridge ít nhất bao nhiêu điểm?

Chứng chỉ Cambridge là gì? Học thạc sĩ cần chứng chỉ Cambridge ít nhất bao nhiêu điểm? (Hình từ Internet)

Học thạc sĩ cần có chứng chỉ Cambridge ít nhất bao nhiêu điểm?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về đối tượng và điều kiện dự tuyển như sau:

Đối tượng và điều kiện dự tuyển
1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
...
3. Ứng viên đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Dẫn chiếu Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 và bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT như sau:

Chứng chỉ tiếng anh

>>> Tải về phụ lục

Như vậy, đối chiếu các quy định trên thì điều kiện để học thạc sĩ cần phải có trình độ tiếng anh bậc 3 nếu quy đổi ra chứng chỉ Cambridge thì phải đạt ít nhất từ 140-159 điểm của chứng chỉ Cambridge.

Phương thức tuyển sinh trình độ thạc sĩ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định về tổ chức tuyển sinh và công nhận học viên như sau:

- Việc tuyển sinh được tổ chức một hoặc nhiều lần trong năm do cơ sở đào tạo quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định hiện hành.

- Phương thức tuyển sinh do cơ sở đào tạo quyết định bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của người dự tuyển.

- Cơ sở đào tạo được tổ chức tuyển sinh trực tuyến khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp.

- Thông báo tuyển sinh được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo ít nhất 45 ngày tính đến ngày kết thúc nhận hồ sơ dự tuyển, bao gồm những thông tin sau:

+ Đối tượng và điều kiện dự tuyển;

+ Chỉ tiêu tuyển sinh theo chương trình đào tạo, hình thức đào tạo;

+ Danh mục ngành phù hợp của từng chương trình đào tạo và quy định những trường hợp phải hoàn thành học bổ sung;

+ Hồ sơ dự tuyển;

+ Kế hoạch và phương thức tuyển sinh;

+ Mức học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình từng năm học, cả khóa học;

+ Những thông tin cần thiết khác.

- Cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận học viên trúng tuyển khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo kèm theo các minh chứng.

Thạc sĩ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ Cambridge là gì? Học thạc sĩ cần chứng chỉ Cambridge ít nhất bao nhiêu điểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;