Chuẩn bị bài môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo?
Chuẩn bị bài môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo?
Hiện nay một số địa phương đã cho học sinh quay trở lại trường học. Chính thức theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 thì ngày 05/9/2024 sẽ tổ chức khai giảng đồng loạt.
Vì vậy các em học sinh có thể tham khảo chuẩn bị bài môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo như sau:
Phần Mở đầu Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống Phần một: Sinh học tế bào Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào Bài 4: Khái quát về tế bào Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào Ôn tập Chương 1 Chương 2: Cấu trúc tế bào Bài 8: Tế bào nhân sơ Bài 9: Tế bào nhân thực Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào Ôn tập Chương 2 Chương 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển Các chất qua màng sinh chất Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Bài 14: Thực hành: một số thí nghiệm về enzyme Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng Bài 17: Thông tin giữa các tế bào Ôn tập chương 3 Chương 4: Chu kì tế bào ,phân bào và công nghê tế bào Bài 18: Chu kỳ tế bào Bài 19: Quá trình phân bào Bài 20: thực hành: quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân Bài 21: Công nghệ tế bào Ôn tập chương 4 Phần hai: Sinh học vi sinh vật và virus Chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng Bài 22: Khái quát về vi sinh vật Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Bài 26: Công nghệ vi sinh vật Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiến Bài 28: Thực hành: Lên men Ôn tập chương 5 Chương 6: Virus và ứng dụng Bài 29: Virus Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn Bài 31: Virus gây bệnh Ôn tập chương 6 |
Như vậy, môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo sẽ có 3 phần lớn và 6 chương như đã nêu các em học sinh có thể tham khảo để soạn bài chi tiết vì mục tiêu điểm cao trong năm học mới.
Chuẩn bị bài môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo? (Hình từ Internet)
Khi học môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì khi học môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo cần đảm bảo những yêu cầu như sau:
[1] Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.
[2] Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Môn Sinh học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Những biểu hiện của năng lực sinh học được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
Nhận thức sinh học | Trình bày, phân tích được các kiến thức sinh học cốt lõi và các thành tựu công nghệ sinh học trong các lĩnh vực. Cụ thể như sau: - Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống. - Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quá trình sống bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,... - Phân loại được các đối tượng, hiện tượng sống theo các tiêu chí khác nhau. - Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo một logic nhất định. - So sánh, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống dựa theo các tiêu chí nhất định. - Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng,...). - Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai; đưa ra được những nhận định có tính phê phán liên quan tới chủ đề trong thảo luận. - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học; sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau. |
Tìm hiểu thế giới sống | Thực hiện được quy trình tìm hiểu thế giới sống. Cụ thể như sau: - Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. - Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung nghiên cứu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu,...); lập được kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu. - Thực hiện kế hoạch: thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; viết được báo cáo nghiên cứu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục. |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ thể như sau: - Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá, phản biện được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp. - Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. |
Khi học môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo sẽ phải có định hướng chung như thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về định hướng chung khi học môn Sinh học 10 như sau:
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, khám phá, vận dụng.
- Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
Tuỳ theo yêu cầu cần đạt, giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề.
Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học bằng dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,... cùng các kĩ thuật dạy học phù hợp).
- Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo hợp đồng, học đảo ngược, học trực tuyến,... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học sinh học.
Coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết bị dạy học; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương tiện kho tri thức, đa phương tiện, tăng cường sử dụng các tư liệu điện tử (như phim thí nghiệm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng,...).
- Dạy học tích hợp thông qua các chủ đề kết nối nhiều kiến thức với nhau. Dạy các chủ đề này, giáo viên cần xây dựng các tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề về nhận thức, thực tiễn và công nghệ.
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?