Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy TSA 2025 như thế nào?

Đề thi Đánh giá tư duy TSA năm nay có cấu trúc như thế nào? Lịch thi đánh giá tư duy TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội?

Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy TSA năm 2025 như thế nào?

Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) công bố Kế hoạch tổ chức thi Đánh giá tư duy (TSA) năm 2025 và ra mắt "Cẩm nang thi Đánh giá tư duy". Trước đó, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã cho ban hành Quyết định 10461/QĐ-ĐHBK năm 2024...Tải về quy định về quy chế thi Đánh giá tư duy (TSA)

Với đặc thù kì thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội, kì thi này đã xóa bỏ tổ hợp môn học để phù hợp với chương trình giáo dục THPT mới.

Do vậy dự kiến năm 2025 kỳ thi Đánh giá tự duy sẽ cơ bản ổn định chỉ nội dung đề thi sẽ thay đổi để phù hợp với nội dung chương trình phổ thông mới khi số môn học của mỗi thí sinh là khác nhau. Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách Khoa Hà Nội như sau:

- Bài thi gồm ba phần thi: tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút).

Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.

STT

Phần thi

Hình thức thi

Thời lượng (phút)

Điểm tối đa

1

Tư duy Toán học

TN

60

40

2

Tư duy Đọc hiểu

TN

30

20

3

Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

TN

60

40


Tổng


150

100

- Bài thi được thiết kế với 3 mức độ đánh giá tư duy

Mức độ 1: Tư duy tái hiện

Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết.

Các hành động tư duy cần đánh giá: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối ...

Mức độ 2: Tư duy suy luận

Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện.

Các hành động tư duy cần đánh giá: phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt …

Mức độ 3: Tư duy bậc cao

Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng.

Các hành động tư duy cần đánh giá: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết…

- Nội dung đề thi đánh giá tư duy bám sát kiến thức của chương trình GDPT mới 2018. Với các đợt thi sớm, nội dung sẽ không giới hạn. Riêng với phần tư duy Khoa học sẽ dần xóa mờ tư duy về tổ hợp môn.

- Tuy nhiên, nội dung thi Đánh giá tư duy sẽ có các điều chỉnh nhằm phù hợp chương trình phổ thông mới, cụ thể như sau:

+ Phần thi Tư duy toán học sẽ bỏ các phần kiến thức mà trong chương trình phổ thông mới các bạn học sinh không được học.

+ Phần Đọc hiểu và Tư duy giải quyết vấn đề sẽ có đổi mới để phù hợp các bạn học môn này mà không học môn kia nhưng những kiến thức nền về Lý, Hóa, Sinh... mà các học sinh đã từng được học vẫn là cần thiết.

Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy TSA năm 2025 như thế nào?

Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy TSA năm 2025 như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Lịch thi đánh giá tư duy 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?

Theo Quy chế thi đánh giá tư duy 2025 (kỳ thi TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội...Tải về

Lịch thi đánh giá tư duy 2025 (kỳ thi TSA) và hình thức thi của Đại học Bách khoa Hà Nội như sau:

- Lịch thi đánh giá tư duy 2025: gồm 03 đợt thi:

+ Đợt 1: Ngày thi 18/1/2025, 19/1/2025.

Ngày mở đăng ký đợt 1: Từ ngày 1 - 6/12/2024.

+ Đợt 2: Ngày thi 8/3/2025, 9/3/2025.

Ngày mở đăng ký đợt 2: Từ ngày 1 - 6/2/2025.

+ Đợt 3: Ngày thi 26/4/2025, 27/4/2025.

Ngày mở đăng ký đợt 3: Từ ngày 1 - 6/4/2025.

- Hình thức thi đánh giá tư duy 2025: trực tuyến trên máy tính tại các điểm thi.

Hệ thống đăng ký thi TSA tại: https://tsa.hust.edu.vn

Trường đại học có được tự chủ tổ chức thi tuyển sinh không?

Căn cứ theo Điều 60 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
1. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;
b) Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
c) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;
d) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
đ) Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của trường công lập được quy định như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường. Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Ngoài ra, căn cứ tại khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định như sau:

Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
...
2. Tổ chức tuyển sinh:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể thấy rằng các trường đại học có quyền được tự chủ trong công tác tuyển sinh.

Vì vậy, thì các trường đại học hoàn toàn được phép tổ chức các kỳ thi riêng, nhưng phải có cơ chế và thông báo đến thí sinh được biết.

Đại học Bách khoa Hà Nội
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy TSA 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đánh giá tư duy 2025 đại học bách khoa hà nội chính thức công bố? Cơ sở giáo dục đại học bao gồm những loại hình nào?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 266

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;