Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực TPHCM 2025 như thế nào?
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực TPHCM 2025 như thế nào?
Ngày 12/11/2024, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM được áp dụng từ năm 2025.
Theo đó, từ năm 2025, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cấu trúc chi tiết từng phần trong đề thi cụ thể như sau:
Theo đó:
- Phần Sử dụng ngôn ngữ và Toán học: Đại học quốc gia TPHCM sẽ giữ cấu trúc phần Sử dụng ngôn ngữ và Toán học, đồng thời tăng số lượng câu hỏi của hai phần này để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi.
- Phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề: được cấu trúc lại thành phần Tư duy khoa học nhằm đánh giá năng lực của thí sinh về logic và suy luận khoa học khi giải quyết các tình huống thực tế thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội.
- Phần Tư duy khoa học: được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, hoạch định thí nghiệm, kết quả thực nghiệm, thông qua đó yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và vận dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật.
Đề thi ĐGNL từ năm 2025 vẫn bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với 150 phút làm bài và thực hiện thi trên giấy. Kết quả thi được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi. Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó của câu hỏi.
Điểm thi được quy đổi theo từng phần. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa từng thành phần của bài thi được thể hiện trên phiếu điểm gồm: Tiếng Việt là 300 điểm, Tiếng Anh là 300 điểm; Toán học là 300 điểm và Tư duy khoa học là 300 điểm.
Trong năm 2025, Đại học quốc gia TPHCM tiếp tục tổ chức thi ĐGNL với hai đợt thi dự kiến vào ngày 30/3/2025 và ngày 01/6/2025 tại 25 tỉnh/thành phố.
Tải Đề thi minh họa ĐGNL của Đại học quốc gia TPHCM năm 2025...Tải về
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trường đại học có được tự chủ tổ chức thi đánh giá năng lực không?
Căn cứ theo theo Điều 60 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
1. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;
b) Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
c) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;
d) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
đ) Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của trường công lập được quy định như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường. Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Bên cạnh đó tại, khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012 như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
...
2. Tổ chức tuyển sinh:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể thấy rằng các trường đại học có quyền được tự chủ trong công tác tuyển sinh, nhưng phải có cơ chế và thông báo đến thí sinh được biết.
Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) có quy định về các loại hình của các cơ sở giáo dục đại học cụ thể như sau:
- Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
- Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
- Nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 2025 bao nhiêu ngày?
- Nghỉ tết 9 ngày là từ ngày nào đến ngày nào?
- Top 10 mẫu bài văn nghị luận về lối sống xanh 200 chữ? Học sinh có 7 môn điểm trung bình môn trên 6,5 thì xếp loại gì?
- Chính thức lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày?
- Văn hóa phục hưng là gì? Văn hóa phục hưng học sinh sẽ được học ở lớp mấy?
- Mẫu viết bài văn nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm trong công việc lớp 10? Học sinh lớp 10 học bao nhiêu tiết Ngữ văn?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với tài nguyên nước? Các nội dung thực hành viết lớp 7?
- Mẫu phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam? Giáo viên có được ép buộc học sinh học thêm?
- Dàn ý viết bài văn nghị luận về tình mẫu tử môn Ngữ văn lớp 12? Những kiến thức tiếng Việt mà học sinh lớp 12 được học là gì?
- Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay?