Cấp độ tổ chức sống là gì? Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống là kiến thức lớp mấy?
Cấp độ tổ chức sống là gì?
Căn cứ Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cấp độ tổ chức sống được định nghĩa: là một hệ thống được cấu thành bởi cơ chế tương tác giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức năng, giữa cấu trúc và chức năng.
Hệ thống sinh giới có các cấp độ khác nhau về đặc tính nổi trội tồn tại theo trật tự thứ bậc: phân tử - tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã (hệ sinh thái) - sinh quyển.
>> Xem toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải
Cấp độ tổ chức sống là gì? Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống là kiến thức lớp mấy? (Hình từ Internet)
Lớp mấy học giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống là kiến thức dảng dạy cho học sinh lớp 10.
Trong đó, giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống bao gồm:
- Khái niệm và đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống
- Các cấp độ tổ chức sống
- Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
- Khái niệm và đặc điểm của cấp độ tổ chức sống
Yêu cầu cần đạt khi học sinh lớp 10 học nội dung về giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống:
- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
- Các cấp độ tổ chức sống
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.
- Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
Giáo dục môn Sinh học định hướng phương pháp hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cho học sinh lớp 10 thế nào?
Căn cứ Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, giáo dục môn Sinh học định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cho học sinh lớp 10 như sau:
(1) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Thông qua việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực hành, dã ngoại, thảo luận, làm việc nhóm, thực hiện dự án nghiên cứu,…
Môn Sinh học giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Việt Nam, trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn sự đa dạng, phong phú của tài nguyên thiên nhiên; rèn luyện cho học sinh các đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
(2) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
Môn Sinh học có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể.
Phát triển các năng lực đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục sinh học.
- Năng lực tự chủ và tự học:
Trong dạy học môn Sinh học, năng lực tự chủ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thực hành , ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu thế giới sống.
Định hướng tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Sinh học chú trọng là cơ hội giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Trong môn Sinh học, việc tìm kiếm, trao đổi thông tin trong quá trình quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp và hợp tác.
Đặc biệt, khi thực hiện các bài thực hành, các dự án nghiên cứu, các hoạt động trải nghiệm theo nhóm, mỗi thành viên có trách nhiệm thực hiện các phần việc khác nhau, trao đổi thông tin, trình bày, chia sẻ ý tưởng với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Đó là những cơ hội mà môn Sinh học tạo ra để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới sống, vì vậy, phát triển năng lực này là một trong những nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học.
Năng lực chung này được hình thành, phát triển trong quá trình tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới sống gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?