08:50 | 25/07/2024

Cách tính phụ cấp giáo viên mới nhất 2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BNV?

Phụ cấp giáo viên theo Thông tư 07 sẽ tính theo cách nào? Có bỏ phụ cấp thâm niên nghề giáo viên?

Cách tính phụ cấp giáo viên mới nhất 2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BNV?

Ngày 05/07/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội và hội.

Trước hết, về đối tượng điều chỉnh tại Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV, giáo viên có 2 nhóm là giáo viên là viên chức và giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động. Trong đó, giáo viên là viên chức thuộc đối tượng tính lương theo hệ số lương và mức lương cơ sở.

Theo đó, Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định về cách tính phụ cấp giáo viên căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP để tính mức phụ cấp theo 2 cách sau:

+ Đối với khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở

Mức phụ cấp thực hiện từ 01/7/2024 = Mức lương cơ sở 2,34 triệu/tháng x Hệ số phụ cấp

+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp thực hiện từ 01/7/2024 = (Mức lương thực hiện từ 01/7/2024 + Mức phụ cấp lãnh đạo thực hiện từ 01/7/2024 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung từ 01/7/2024) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

+ Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Cách tính phụ cấp giáo viên mới nhất 2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BNV?

Cách tính phụ cấp giáo viên mới nhất 2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BNV? (Hình từ Internet)

Hoãn cải cách tiền lương thì có bỏ phụ cấp thâm niên nghề giáo viên theo Nghị quyết 27 không?

Trước đó, tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề cập đến nội dung cải cách về các chế độ phụ cấp.

Theo đó, nội dung Nghị quyết 27 có đề cập sau khi thực hiện cải cách tiền lương và xây dựng bảng lương mới sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức) và 08 loại phụ cấp khác.

Tuy nhiên, tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành nêu rõ việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Do đó, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng kể từ ngày 01/7/2024 thay vì thực hiện cải cách tiền lương, xây dựng bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Như vậy, từ 01/7/2024 cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương thì giáo viên tiếp tục được tính phụ cấp thâm niên nghề như trước.

Mức lương cơ sở để tính phụ cấp cho giáo viên hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở để tính tiền lương cho giáo viên như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó, mức lương cơ sở dùng để tính mức lương cho giáo viên hiện nay là 2.340.000 đồng. Trong đó, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP;

- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Phụ cấp giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố xác định phụ cấp khu vực của giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính phụ cấp giáo viên mới nhất 2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BNV?
Hỏi đáp Pháp luật
02 khoản tiền phụ cấp giáo viên không phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 146

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;