Cách tính điểm trung bình môn học kì 1? Quy định về đánh giá định kì của học sinh THPT ra sao?
Cách tính điểm trung bình môn học kì 1?
Điểm trung bình môn là một giá trị thống kê được dùng để phản ánh kết quả học tập của học sinh hoặc một tập thể lớp trong một môn học. Để tính điểm trung bình môn, người ta lấy tổng điểm từ tất cả các bài kiểm tra, bài thi, bài tập,... của môn học đó rồi chia cho tổng số lần đánh giá.
Căn cứ theo điểm b Điều 9 Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/BGDĐT có quy định về công thức chuẩn xác nhất để tính điểm trung bình môn học kỳ 1 như sau:
Trong đó:
- TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên (điểm kiểm tra miệng, kiểm tra 15’,..)
- ĐĐGgk: Điểm kiểm tra giữa kỳ
- ĐĐGck: Điểm kiểm tra cuối kỳ
- ĐĐGtx: Số lượng đầu điểm các bài kiểm tra thường xuyên.
Lưu ý đối với hệ số điểm: Mỗi bài kiểm tra, đánh giá sẽ được gắn với 1 hệ số điểm khác nhau. Thông thường, các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút) sẽ được nhân hệ số 1. Điểm kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ được nhân hệ số lần lượt là 2 và 3.
Ví dụ:
Bạn Phi có tổng điểm môn Toán như sau:
- Điểm kiểm tra miệng : 8 và 9
- Điểm kiểm tra 15’ : 9 và 10
- Điểm kiểm tra giữa kỳ: 6
- Điểm tra cuối kỳ: 7
Như vậy, điểm trung bình môn Toán của bạn A được tính theo công thức là:
8+9+10+9 + (2x6) + (3x7) / 4+5 = 7.6 (làm tròn đến số thập phân thứ 1)
Lưu ý:
Điểm kiểm tra miệng và điểm kiểm tra 15' sẽ nhân hệ số 1, điểm kiểm tra giữa kỳ sẽ nhân hệ số 2, và điểm kiểm tra cuối kỳ nhân hệ số 3.
Trong đó, ĐĐGtx là 4 là tổng có hệ số của mỗi cột khi đã cộng lại với nhau.
Cách tính điểm trung bình môn học kì 1? Quy định về đánh giá định kì của học sinh THPT ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THPT dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/BGDĐT có quy định về căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở như sau:
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.
Quy định về đánh giá định kì của học sinh THPT ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 22/2021/BGDĐT có quy định về đánh giá định kì ở học sinh THPT như sau:
(1) Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
(2) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
(3) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
(4) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại (2), (3) nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
Lưu ý: Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại (4) thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
- Giáo viên đang dạy học tại nhà trường nhưng muốn dạy thêm ngoài nhà trường thì phải làm gì theo Thông tư 29?
- Mẫu văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11? Đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT?
- Top 2 mẫu viết bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 8 ngắn gọn? Học sinh lớp 8 cần đạt những nội dung trong phần đọc hiểu hình thức ra sao?
- Top 5 viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay lớp 9?
- Top 2 bài nghị luận về những cơ hội và thách thức đối với tuổi trẻ hiện nay? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ (FISE) được thành lập ở đâu vào năm 1946? Phương pháp dạy học chủ yếu trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
- Rừng ngập mặn Ngọc Hiển thuộc tỉnh nào của nước ta? Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học có phải môn bắt buộc?
- Nhân vật trữ tình là gì? Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình? Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn như thế nào?
- Vườn Quốc gia bao gồm cả diện tích mặt biển được thành lập sớm nhất? Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp THPT?
- Vịnh nào sau đây từng có tên là Lục Thủy? Biểu hiện cụ thể về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4?