Các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một?

Hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một cần đáp ứng yêu cầu nào?

Các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đối với hoạt động dạy và học như sau:

Yêu cầu đối với hoạt động dạy và học
1. Thiết kế các bài học theo các hoạt động cơ bản gồm: Hoạt động 1: khởi động, kết nối; Hoạt động 2: khám phá, luyện tập; Hoạt động 3: vận dụng, trải nghiệm.
2. Đa dạng hóa các hoạt động dạy và học (hoạt động dạy học từ và câu; hoạt động đóng vai và tham gia trò chơi học tập; hoạt động múa hát, đọc thơ, vè và đồng dao; hoạt động tô, vẽ tranh; hoạt động kể chuyện....) thông qua các hình thức và phương pháp tổ chức khác nhau (làm mẫu, thực hành, trải nghiệm...) để nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong việc sử dụng ngữ liệu dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện và tâm lí trẻ. Sau mỗi tiết dạy, cần cho trẻ nghỉ chuyển tiết, thời gian nghỉ chuyển tiết từ 5 đến 10 phút. Một buổi dạy tối đa 120 phút.

Như vậy, các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là:

- Bài học được thiết kế theo 3 hoạt động cơ bản gồm:

+ Hoạt động 1: khởi động, kết nối;

+ Hoạt động 2: khám phá, luyện tập;

+ Hoạt động 3: vận dụng, trải nghiệm.

- Đa dạng hóa các hoạt động dạy và học thông qua các hình thức và phương pháp tổ chức khác nhau (làm mẫu, thực hành, trải nghiệm...) để nâng cao hiệu quả dạy học.

- Linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong việc sử dụng ngữ liệu dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện và tâm lí trẻ. Sau mỗi tiết dạy, cần cho trẻ nghỉ chuyển tiết, thời gian nghỉ chuyển tiết từ 5 đến 10 phút. Một buổi dạy tối đa 120 phút.

Các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một?

Các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một? (Hình từ Internet)

Lớp học dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định về chuẩn bị điều kiện thực hiện như sau:

Chuẩn bị điều kiện thực hiện
1. Về cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học:
a) Địa điểm tổ chức dạy và học tại trường tiểu học: tại điểm trường chính hoặc tại các điểm trường lẻ của trường tiểu học bảo đảm thuận tiện đi lại, an toàn và phù hợp với tâm sinh lí của trẻ.
b) Lớp học phải bảo đảm vệ sinh, an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp, đúng quy định, có đủ nước sạch; không gian thân thiện có góc văn hóa địa phương, góc bổ trợ học ngôn ngữ...
c) Được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học, các trang thiết bị, tài liệu dạy học phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một bảo đảm hiệu quả, chất lượng.

Như vậy, lớp học dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh, an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp, đúng quy định, có đủ nước sạch; không gian thân thiện có góc văn hóa địa phương, góc bổ trợ học ngôn ngữ...

Thời gian dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một tối đa là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định về xây dựng kế hoạch dạy học như sau:

Xây dựng kế hoạch dạy học
1. Thời lượng, thời gian: Thời lượng thực hiện không quá 80 tiết học (mỗi tiết 35 phút), tối đa là một tháng; thời gian thực hiện trong hè, trước khi trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương, nhà trường tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả.
2. Phân phối thời gian dạy học: Tùy vào điều kiện về lớp học, giáo viên, đối tượng trẻ và điều kiện sống ở từng địa phương, Hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn lập kế hoạch chi tiết về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một phù hợp, hiệu quả.
3. Căn cứ yêu cầu, mục tiêu cần đạt và kế hoạch chi tiết về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế, trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.

Như vậy, thời gian dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một tối đa là một tháng.

Thực hiện dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu trong hè, trước khi trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương, nhà trường tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả.

Trẻ em dân tộc thiểu số
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 164

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;