Các yêu cầu cơ bản với phương pháp dạy học môn Toán chương trình xóa mù chữ?
- Phương pháp dạy học môn Toán chương trình xóa mù chữ hình thành, phát triển các phẩm chất cho học viên ra sao?
- Để phát triển năng lực tính toán cho học viên thì Chương trình Xóa mù chữ cần phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu nào?
- Phương pháp dạy học môn Toán chương trình xóa mù chữ đáp ứng yêu cầu về tính đặc thù cho đối tượng người lớn tuổi?
Phương pháp dạy học môn Toán chương trình xóa mù chữ hình thành, phát triển các phẩm chất cho học viên ra sao?
Phương pháp dạy học môn Toán chương trình cóa mù chữ cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản về: Hình thành, phát triển các phẩm chất; Hình thành, phát triển các năng lực chung; Hình thành và phát triển năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thù khác; Tính đặc thù cho đối tượng người lớn tuổi.
Căn cứ Phần 2 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, phương pháp dạy học môn Toán chương trình xóa mù chữ cần đáp ứng yêu cầu cơ bản về hình thành, phát triển các phẩm chất cho học viên như sau:
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác giúp học viên rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập;
Bên cạnh đó còn bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập, thói quen đọc sách và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học của học viên.
Các yêu cầu cơ bản với phương pháp dạy học môn Toán chương trình xóa mù chữ? (Hình từ Internet)
Để phát triển năng lực tính toán cho học viên thì Chương trình Xóa mù chữ cần phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu nào?
Căn cứ Phần 2 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, thì để phát triển năng lực tính toán cho học viên thì Chương trình Xóa mù chữ cần phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu sau đây:
[1] Môn Toán với ưu thế nổi trội, có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tính toán thể hiện ở chỗ vừa cung cấp kiến thức toán học, rèn luyện kỹ năng tính toán, ước lượng, vừa giúp hình thành và phát triển các thành tố của năng lực toán học (năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình hóa, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán).
[2] Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học.
[3] Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm.
[4] Môn Toán góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua việc giúp học viên làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự nhiên.
Phương pháp dạy học môn Toán chương trình xóa mù chữ đáp ứng yêu cầu về tính đặc thù cho đối tượng người lớn tuổi?
Căn cứ Phần 2 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, phương pháp dạy học môn Toán chương trình xóa mù chữ cần đáp ứng yêu cầu cơ bản về hình thành, phát triển tính đặc thù cho đối tượng người lớn tuổi như sau:
- Phương pháp dạy học môn Toán cần phù hợp với tiến trình nhận thức của học viên, đặc biệt là người lớn tuổi (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, từ trải nghiệm thực tiễn đến thống nhất kiến thức toán học); phù hợp với hoạt động lao động, sản xuất mà học viên đã và đang trải nghiệm; không nhất thiết đề cao tính logic của khoa học toán học mà chỉ cần chú ý thống nhất giữa thực tiễn và kiến thức toán học liên quan; khai thác tối đa vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học viên;
- Quán triệt tinh thần “lấy trải nghiệm của người học làm cơ sở dạy học kiến thức toán liên quan”, phát huy tính tích cực, tự giác, tự trọng của người học; động viên, thấu hiểu hoàn cảnh khác nhau của học viên, vốn vừa lao động vừa học tập; phát huy tính ân cần, nhiệt tình và chỉ bảo của người dạy;
- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học và động viên người học; khơi dậy tính tự trọng của người học; coi trọng trải nghiệm của học viên gắn với kiến thức toán học liên quan; học toán phục vụ trực tiếp trong lao động, sản xuất và các hoạt động hàng ngày.
- Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán, khai thác cơ sở vật chất xung quanh hỗ trợ đồ dùng dạy học; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học viên; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?