Các tiêu chí và khung điểm đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên đại học như thế nào?
Các tiêu chí và khung điểm đánh giá kết quả rèn luyện chung dành cho sinh viên đại học như thế nào?
Căn cứ tại Chương 2 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT thì tiêu chí và khung điểm đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên như sau:
* Đánh giá về ý thức tham gia học tập
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức và thái độ trong học tập;
+ Ý thức và thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu khoa học;
+ Ý thức và thái độ tham gia các kỳ thi, cuộc thi;
+ Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập;
+ Kết quả học tập.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.
* Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cơ quan chỉ đạo cấp trên được thực hiện trong cơ sở giáo dục đại học;
+ Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế và các quy định khác được áp dụng trong cơ sở giáo dục đại học.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.
* Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;
+ Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội;
+ Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.
* Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng;
+ Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng;
+ Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có khó khăn, hoạn nạn.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.
* Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong cơ sở giáo dục đại học hoặc người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức, tinh thần, thái độ, uy tín và hiệu quả công việc của người học được phân công nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học;
+ Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, quản lý các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học;
+ Hỗ trợ và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, tập thể, khoa và cơ sở giáo dục đại học;
+ Người học đạt được các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm.
Các tiêu chí và khung điểm đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên đại học như thế nào? (Hình từ Internet)
Kết quả rèn luyện của sinh viên đai học được chia thành mấy loại?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT thì kết quả rèn luyện sinh viên đại học được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.
Theo đó, thang điểm rèn luyện như sau:
- Điểm rèn luyện từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;
- Điểm rèn luyện từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
- Điểm rèn luyện từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;
- Điểm rèn luyện từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;
- Điểm rèn luyện từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
- Điểm rèn luyện từ dưới 35 điểm: loại kém.
Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện ra sao?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT thì quy trình đánh giá kết quả rèn luyện như sau:
Bước 1: Người học căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do cơ sở giáo dục đại học quy định.
Bước 2: Tổ chức họp lớp có giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng người học trên cơ sở các minh chứng xác nhận kết quả và phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo.
Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập xác nhận kết quả họp lớp và chuyển kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp khoa).
Bước 3: Hội đồng đánh giá cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng khoa thông qua và trình kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp trường (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp trường).
Bước 4: Hội đồng cấp trường họp xét, thống nhất trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định công nhận kết quả.
Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của người học phải được công bố công khai và thông báo cho người học biết trước 20 ngày trước khi ban hành quyết định chính thức.
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?