Các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học được quy định như thế nào?

Điều lệ trường tiểu học quy định các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học như thế nào?

Các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học được quy định như thế nào?

Theo Điều 19 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học được quy định cụ thể như sau:

- Các hoạt động giáo dục được tổ chức trong và ngoài lớp học nhằm hình thành phẩm chất, phát triển năng lực; giáo dục đạo đức lối sống; bồi dưỡng năng khiếu; hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Hình thức hoạt động giáo dục học sinh được tổ chức linh hoạt theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, trong đó học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

- Hoạt động giáo dục tổ chức trong và ngoài lớp học thông qua một số hình thức chủ yếu: học lý thuyết, thực hiện bài tập, thực hành, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án học tập, câu lạc bộ, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học được quy định như thế nào?

Các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học liên quan đến hoạt động giáo dục của học sinh là gì?

Theo Điều 3 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học liên quan đến hoạt động giáo dục của học sinh như sau:

- Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến trường. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thực hiện tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.

- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho giáo viên, người lao động và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Học sinh tiểu học dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Theo đó, số tuần học sinh tiểu học dành cho việc học tập và hoạt động giáo dục sẽ được tính tương tự thời gian dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục của giáo viên. Tức là 35 tuần/năm theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

Trường tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo chính trị Đại hội Chi bộ trường tiểu học? Tiêu chí đánh giá chất lượng về tổ chức sinh hoạt chi bộ trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập trường tiểu học tư thục mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường tiểu học là gì? Thủ tục thành lập trường tiểu học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập trường tiểu học công lập cần đề án hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường tiểu học phải đáp ứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thuốc thiết yếu dùng trong Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học phải lên phương án đảm bảo phòng chống dịch bệnh trong năm học 2024-2025 cho các em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học cần lưu ý về an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong năm học 2024-2025 ra sao?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;