Các hành vi người học không được làm trong cơ sở giáo dục đại học?
Các hành vi người học không được làm trong cơ sở giáo dục đại học?
Theo quy định tại Điều 61 Luật Giáo dục đại học 2012 thì các hành vi người học không được làm gồm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
- Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.
Các hành vi người học không được làm trong cơ sở giáo dục đại học? (Hình từ Internet)
Nhà nước có chính sách gì đối với người học trình độ đại học?
Căn cứ tại Điều 62 Luật Giáo dục đại học 2012 có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về chính sách đối với người học trình độ đại học như sau:
Chính sách đối với người học
1. Người học trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách về học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, tín dụng giáo dục, miễn, giảm phí dịch vụ công cộng theo quy định của Luật giáo dục.
2. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội.
3. Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu tiên đối với người học thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
Như vậy, nhà nước có các chính sách sau đối với người học:
- Các chính sách về học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, tín dụng giáo dục, miễn, giảm phí dịch vụ công cộng;
- Không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội đối với người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.
Người học trong cơ sở giáo dục đại học có các quyền và nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì người học trong cơ sở giáo dục đại học có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.
- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người học chương trình giáo dục đại học được hưởng học bổng do Nhà nước cấp có nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 63 Luật Giáo dục đại học 2012 có nội dung bị thay thế bởi khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
1. Người học chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng và chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo, nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phân công làm việc đối với người học đã được công nhận tốt nghiệp, quá thời hạn trên, nếu người học không được phân công làm việc thì không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
3. Chính phủ quy định cụ thể về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.
Như vậy, người học chương trình giáo dục đại học được hưởng học bổng do Nhà nước cấp có nghĩa vụ chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước sau khi tốt nghiệp, trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Trường hợp quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp mà không được phân công làm việc thì không phải bồi hoàn chi phí đào tạo.
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?